ClockThứ Tư, 28/11/2018 06:00

Bên nhà Bia tưởng niệm thân mẫu Bác Hồ ở núi Bân

TTH - Năm 1898, ông Nguyễn Sinh Sắc đưa hai con là Nguyễn Sinh Khiêm, Nguyễn Sinh Cung về làng Dương Nổ (Phú Vang) để vừa dạy học vừa chuẩn bị cho kỳ thi tiếp theo.

Một tư liệu quý: Bác Hồ trả lời các tờ báo lớn của Nhật Bản“Nụ cười của Bác” đoạt giải Nhất cuộc thi sáng tác về Bác HồTết Độc lập nhớ Bác

Từ Đàn Nam Giao rẽ về đường Ngự Bình khoảng 500m, bên phải có một tấm biển chỉ dẫn rẽ vào khoảng 50m là đến. Đây là một trong gần 20 di tích và địa điểm di tích ghi dấu ấn những ngày Bác Hồ và gia đình đã sống trên đất Cố đô.

Nhà bia tưởng niệm bà Hoàng Thị Loan (thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh) được đặt tại vị trí an táng của bà trước đây giữa rừng thông trên đường Ngự Bình, TP. Huế. Ảnh: P. Thành

Khu tưởng niệm thân mẫu Bác Hồ nằm giữa đồi thông quanh năm rì rào tiếng gió, tiếng chim hót. Nhà bia được xây theo kiến trúc truyền thống gồm 4 trụ, bốn mái, mái ngói ciment theo kiểu ngói âm dương. Đường nóc có “lưỡng long triều nguyệt”, bốn đầu đao có bốn con rồng quay đầu theo lối “hồi long”. Bia đá được đặt ở chính giữa nhà bia, bao quanh là sân bia. Xung quanh nhà bia được trồng thông và hoa sứ. Đây là điểm đến để tưởng niệm, tham quan, thăm viếng của người dân, cán bộ, công chức trong tỉnh và khách du lịch gần xa khi đến Huế. Ngày trước, nơi này chính là địa điểm mai táng bà Hoàng Thị Loan.

Năm 1898, ông Nguyễn Sinh Sắc đưa hai con là Nguyễn Sinh Khiêm, Nguyễn Sinh Cung về làng Dương Nổ (Phú Vang) để vừa dạy học vừa chuẩn bị cho kỳ thi tiếp theo. Cuối năm 1900, trong lúc ông Nguyễn Sinh Sắc được cử đi làm Đề lại trường thi Hương ở Thanh Hóa, bà Loan sinh người con thứ 4 và đặt tên là Nguyễn Sinh Xin. Do cuộc sống vất vả, nên sau khi sinh, bà lâm bệnh nặng, lại không có người chăm sóc, bà đã qua đời vào ngày 10/2/1901 (tức ngày 22 tháng Chạp năm Canh Tý) ở tuổi 33 đầy xuân sắc, để lại niềm thương tiếc vô hạn cho gia đình, người thân, bà con lối xóm. Theo luật triều đình lúc bấy giờ, vào những ngày giáp tết, đám tang của dân thường trong Thành Nội không được đưa qua các cổng thành và đặc biệt không được khóc than. Thi hài bà Hoàng Thị Loan được bà con lặng lẽ đưa xuống thuyền qua cống Thanh Long, theo sông Đông Ba, ra sông Hương, rồi ngược dòng Hương về sông An Cựu, đến gần ngã ba Giàng Xay, thi hài bà được gánh bộ theo đường Ngự Bình và đưa lên mai táng ở triền núi Bân. Mộ bà Hoàng Thị Loan gối đầu lên đỉnh núi Bân, hướng mộ nhìn về phía Tây.

Năm 1922, cô Nguyễn Thị Thanh (chị gái của Chủ tịch Hồ Chí Minh) trong thời gian bị quản thúc tại Huế đã dời hài cốt của mẹ về an táng ở quê nhà Nghệ An. Tuy hài cốt đã cải táng, nhưng mộ phần của thân mẫu Bác Hồ suốt 20 năm (1901 đến 1922) nằm trên đất Huế, linh hồn và máu thịt của bà đã hoà quyện, thấm sâu vào mảnh đất này. Để tưởng nhớ công lao của người mẹ đã có công sinh thành, nuôi dưỡng Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm 1990, nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thừa Thiên Huế đã tiến hành xây dựng Nhà bia tưởng niệm bà Hoàng Thị Loan tại vị trí này. Năm 2008, UBND tỉnh công nhận đây là di tích Lịch sử cấp tỉnh.

Mỗi lần đến nơi này, đứng dưới vòm mái của nhà bia, trong hương trầm nghi ngút, đọc những dòng chữ khắc chạm trên tấm bia, ai ai cũng rất xúc động và thấm thía hơn công lao vô bờ bến của người mẹ vĩ đại đã có công sinh thành Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới. Bà Hoàng Thị Loan đã có tác động tích cực đến các con bởi sự cần cù, giản dị, khiêm tốn, đức hy sinh, lòng yêu nước, bằng một nền văn hoá dân gian mang đậm bản sắc địa phương, truyền thống dân tộc, phản ánh trung thực những khát vọng ý chí và phẩm chất của tầng lớp lao  động. Nhân cách và phong cách cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh ảnh hưởng rất nhiều từ người mẹ. Nếp sống giản dị, thanh cao, yêu lao động đó được phản ánh rất rõ trong cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này.

Đứng ở nơi này, để ghi nhớ rằng, mảnh đất Thừa Thiên Huế văn hiến và cách mạng, nơi Người và gia đình Người từng sống, đã góp phần hình thành nhân cách Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh: “một con người lạ lùng, một cuộc đời lạ lùng, với những hoạt động lạ lùng, đưa đến những thành tựu lạ lùng. Chính cái lạ lùng đó đã tạo nên sự huyền bí về một vĩ nhân trong lịch sử dân tộc mà chúng ta và con cháu mai sau vẫn mãi tìm tòi, suy ngẫm...” (Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng).

Nguyên Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Toàn tỉnh ra quân hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2024

Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu năm mới Giáp Thìn 2024 và kỷ niệm 65 năm Ngày Bác Hồ phát động tết trồng cây, đồng thời tiếp tục hưởng ứng phong trào “Trồng 1 tỷ cây xanh cho Việt Nam giai đoạn 2021-2025” do Thủ tướng Chính phủ phát động, sáng 16/2, tại cồn Dã Viên, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2024.

Toàn tỉnh ra quân hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2024
Hiệu lệnh năm Thìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đến năm Giáp Thìn này, Chủ tịch Hồ Chí Minh “đi xa” vừa tròn 55 năm (1969 - 2024). Ở Thừa Thiên Huế, người có vinh dự được gặp Bác Hồ nhiều lần nhất có lẽ là anh hùng Kan Lịch. Trong lần gặp cuối cùng vào năm 1969, Bác Hồ căn dặn: “Trở thành anh hùng đã khó, nhưng giữ được các phẩm chất, đạo đức của anh hùng suốt đời càng khó hơn. Phải học tập và rèn luyện suốt đời”.

Hiệu lệnh năm Thìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Kỷ niệm 235 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và xuất binh đại phá quân Thanh

Sáng 6/1, tại Khu tưởng niệm Anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ (phường An Tây, TP. Huế), UBND TP. Huế tổ chức lễ dâng hương kỷ niệm 235 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và xuất binh đại phá quân Thanh. Tham dự có đại diện lãnh đạo thành phố, các sở ban ngành, đoàn thể và người dân trên địa bàn.

Kỷ niệm 235 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và xuất binh đại phá quân Thanh
Núi Bân & lễ hội Quang Trung tại Huế

Cùng với Hà Nội và Bình Định, Huế tự hào có khu tưởng niệm và lễ hội Quang Trung gắn với sự kiện Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, xuất quân ra Bắc Hà, đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược.

Núi Bân  lễ hội Quang Trung tại Huế

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top