ClockThứ Ba, 05/09/2017 08:04
Kỷ niệm 55 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Lào (5/9/1962-5/9/2017)

Bền vững mối quan hệ Việt - Lào

TTH - Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng, núi liền núi, sông liền sông. Trải qua nhiều giai đoạn, biến cố lịch sử, mối quan hệ hữu nghị Việt-Lào thật sự trở thành một hình mẫu đặc biệt hiếm có.

Ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (thứ 2, bên phải) tham gia chương trình đón Tết cổ truyền Bunpimay cùng sinh viên Lào

Mối quan hệ đặc biệt

Cách đây 55 năm, hai nước Việt Nam-Lào đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Đây là một sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới, khẳng định sự gắn bó vận mệnh của hai dân tộc láng giềng Việt-Lào. Dưới sự lãnh đạo của hai Ðảng, nhân dân hai nước anh em luôn kề vai sát cánh, đoàn kết, gắn bó, hỗ trợ lẫn nhau trên tinh thần “hạt muối cắn đôi”, đưa sự nghiệp cách mạng hai dân tộc đến thắng lợi hoàn toàn.

Năm 1975, Việt Nam hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước, cũng là năm nước CHDCND Lào ra đời, bắt tay xây dựng đất nước, quan hệ Việt- Lào chuyển sang giai đoạn mới: Phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện mà bằng chứng sinh động là Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam-Lào được ký ngày 18/7/1977. Đây là hiệp ước mang tính chiến lược lâu dài, tạo cơ sở chính trị và pháp lý quan trọng nhằm củng cố, tăng cường tình đoàn kết, mối quan hệ đặc biệt Việt-Lào; đánh dấu một bước ngoặt mới trong quan hệ giữa hai nước. Sự kiện này tiếp tục khẳng định, hai Ðảng, hai Nhà nước và Nhân dân hai nước trước sau như một, ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; đổi mới đất nước; mở rộng quan hệ đối ngoại, nâng cao vị thế của mỗi nước ở khu vực và trên trường quốc tế. Mối quan hệ đặc biệt Việt - Lào trở thành tài sản vô giá của hai dân tộc, là quy luật phát triển, là một trong những nhân tố bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mỗi nước trong thời kỳ mới.

Mối quan hệ Việt-Lào là hình mẫu hiếm có về sự gắn kết bền chặt, thủy chung, trong sáng và đầy hiệu quả giữa hai dân tộc đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ xã hội đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và Chủ tịch Cay-xỏn Phôm-vi-hản, Chủ tịch Xu-pha-nu-vông xây dựng, vun đắp và tiếp tục được các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, nhân dân hai nước củng cố, phát triển. Lãnh đạo cấp cao hai nước đã nhiều lần khẳng định quyết tâm tiếp tục bảo vệ, phát triển và nâng tầm mối quan hệ đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt-Lào trên tinh thần độc lập, tự chủ và ý chí tự lực, tự cường, phát huy thế mạnh và khả năng của mỗi bên; đồng thời dành cho nhau ưu tiên, ưu đãi hợp lý, không ngừng nâng cao hiệu quả, chất lượng hợp tác vì lợi ích của nhân dân mỗi nước, góp phần vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Vun đắp cùng phát triển

Qua 55 năm hai nước Việt-Lào chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào (5/9/1962 - 5/9/2017) và 40 năm hai nước ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác (18/7/1977 - 18/7/2017), sự hợp tác toàn diện giữa hai nước đã mang lại nhiều thành tựu và kết quả tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực.

Không chỉ ở phương diện quốc gia, mối quan hệ đặc biệt Việt-Lào còn thể hiện ở cấp độ các địa phương của hai nước, trong đó có mối quan hệ giữa Thừa Thiên Huế và các tỉnh bạn Lào từ thập niên 80. Đặc biệt, từ năm 2000 đến nay, Thừa Thiên Huế và các tỉnh nam trung Lào, từ Appatur đến Savanakhet, đã xây dựng mối quan hệ hợp tác hữu nghị trên tinh thần chỉ đạo của hai Đảng, Nhà nước. Hàng năm Thừa Thiên Huế tổ chức các đoàn sang thăm viếng vào dịp lễ tết, hội đàm trao đổi, giới thiệu tiềm năng kinh tế xã hội tìm hiểu cơ hội đầu tư  trồng rừng, cao su, chế biến gỗ; phát triển du lịch giữa hai bên trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây.

Từ năm 2002 đến nay, bình quân mỗi năm Thừa Thiên Huế tiếp nhận, đào tạo 80-100 sinh viên Lào theo học các ngành y dược, nông lâm, khoa học, sư phạm...trở thành cử nhân, kỹ sư, bác sĩ. Hiện, có hơn 500 sinh viên Lào đang học tại Huế, trở thành nguồn cán bộ có trình độ chuyên môn vững vàng; trong đó có nhiều sinh viên hiện là cán bộ cao cấp của Trung ương và địa phương tỉnh Salavan, Sê kông. Mới đây, Thừa Thiên Huế tạo điều kiện cho Bệnh viện Trung ương Huế thành lập đoàn sang thăm, cam kết đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế  các tỉnh bạn và xây dựng cơ chế  hỗ trợ khám chữa bệnh  cho cán bộ, Nhân dân Lào.

Hoạt động quan trọng được Thừa Thiên Huế quan tâm là tạo mối quan hệ bền chặt của nhân dân vùng biên. Trước đây, tình hình khu vực vùng biên hai bên nảy sinh vấn đề mất ổn định do tình trạng săn bắn, khai thác lâm, thổ sản... Khi Chính phủ có chủ trương nâng cấp cửa khẩu A Đớt, Hồng Vân (A Lưới) nối liền với tỉnh Sêkông, Salavan (Lào) thành cửa khẩu chính, Thừa Thiên Huế tổ chức quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, đoàn ra, đoàn vào, đảm bảo quy chế giữa hai bên ổn định.

Thừa Thiên Huế còn hỗ trợ bà con vùng biên các tỉnh Salavan và Sekong  xây  trường học, đường giao thông, nhà cửa, các mô hình phát triển chăn nuôi, trồng trọt trong khu vực ổn định cuộc sống. Tăng cường giao lưu, hợp tác hỗ trợ việc huấn luyện đào tạo cán bộ, xây dựng cơ sở vật chất cho lực lượng vũ trang phía bạn; phối hợp việc cất bốc hài cốt liệt sĩ hy sinh ở chiến trường Lào. Đến nay, Thừa Thiên Huế hoàn thành tốt việc tăng dày tôn tạo cột mốc trên 80km đường biên giữa hai bên (với 38 cột, mỗi cột cách nhau 2km); phối hợp làm tốt công tác quản lý di cư tự do, kết hôn không giá thú...

Ông Lê Công Phú, Giám đốc Sở Ngoại vụ cho rằng, mối quan hệ Việt - Lào ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực, với nhiều hình thức hợp tác phong phú, đa dạng trên cả kênh Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Trong bối cảnh hiện nay có những thời cơ và thách thức đối với cả hai nước, hơn bao giờ hết, mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, thủy chung trong sáng đã được đúc kết trong câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu: Việt - Lào hai nước chúng ta/ Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long” lại càng phải được vun đắp, đời đời bền vững, vì lợi ích của Nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và tiến bộ ở khu vực và trên thế giới.

Minh Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia

Ngày 22/4, Đoàn giám sát của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) do Thứ trưởng Lê Văn Thanh làm Trưởng đoàn tiến hành giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia. Về phía tỉnh có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng chủ trì.

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia
Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững

Tiếp tục phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển toàn diện và đồng bộ các hoạt động quản lý, bảo vệ, trồng rừng, khai thác, chế biến lâm sản... trên cơ sở huy động mọi nguồn lực xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.

Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững
A Lưới xây dựng nông thôn mới bền vững

A Lưới tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng kết nối vùng phục vụ dân sinh, sản xuất. Ưu tiên phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM), nâng cao đời sống của người dân.

A Lưới xây dựng nông thôn mới bền vững
Tăng trưởng mạnh mẽ, hài hòa với các tiêu chí bền vững

Lần thứ 3 liên tiếp TP. Huế đạt giải thưởng Thành phố Du lịch sạch ASEAN là cơ hội để du lịch Huế tiếp thị hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch. Với nhiều giải pháp mà tỉnh đặt ra, giữ vững thương hiệu thành phố du lịch sạch cũng đồng nghĩa với việc gắn tăng trưởng mạnh mẽ, hài hòa với các tiêu chí bền vững.

Tăng trưởng mạnh mẽ, hài hòa với các tiêu chí bền vững
Giải pháp thực hiện bền vững chính sách tiền lương mới

Chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế-xã hội; liên quan trực tiếp các cân đối lớn của nền kinh tế, thị trường lao động và đời sống người hưởng lương. Ðây là nguồn lực, là động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước, góp phần xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Giải pháp thực hiện bền vững chính sách tiền lương mới
Return to top