ClockThứ Năm, 29/10/2020 08:29

Bệnh nặng, nhà bão cuốn bay, anh Phúc không biết xoay sở thế nào

TTH - Chúng tôi đến căn phòng trọ rộng chưa đến 10m2 vợ chồng anh Trương Văn Phúc, 39 tuổi, quê ở xã Phong Sơn, huyện Phong Điền vừa thuê sau cơn bão số 5 để gia đình 4 người có nơi tá túc tạm thời. Ngoài một vài vật dụng thiết yếu, gần như căn phòng trống trơn.

Hơn 178 triệu đồng trao tặng cho hội viên, phụ nữ khó khănTình người trong lũ dữHoàn cảnh đáng thương của mẹ con bà Đáng

Nơi ở của vợ chồng anh Phúc sau cơn bão số 5

Nhà nghèo nên học chưa hết phổ thông, anh Phúc phải xa quê vào Lâm Đồng lập nghiệp. Làm thuê làm mướn, nhưng nhờ chăm chỉ nên anh được nhiều người quý và sống được trên đất khách. Năm 2008, anh kết hôn với chị Nguyễn Thị Tín, sinh năm 1984, quê ở Nam Định. Cùng cảnh xa phương lập nghiệp, vợ chồng tâm đầu ý hợp, vừa chăm chỉ, lại biết chi tiêu, nên vài năm sau ngày kết hôn anh chị đã xây được căn nhà nhỏ. Anh Phúc tiếp tục đi làm thuê, chị Tín ở nhà mở cửa hàng tạp hóa nhỏ vừa buôn bán vừa chăm con sau khi sinh nở.

Cuộc sống đang ấm êm thì giữa năm 2010, anh Phúc phát hiện bị suy thận mức độ 3. Cuộc chiến với bệnh tật kéo dài đến năm 2016, thì n anh Phúc không còn khả năng lao động nặng, nhà phải bán, vốn liếng cũng không còn mà bệnh anh thì ngày càng nặng hơn cần phải thay thận. Song, kinh phí để thay thận không chỉ là trăm triệu mà có khi là cả tiền tỷ, nên anh không dám nghĩ đến.

Biết rằng ba mẹ đã già, lại nghèo, nhưng chị Tín tính, mỗi tuần anh Phúc phải chạy thận 3 lần, ở Lâm Đồng chi phí hết 2 triệu đồng/lần; trong khi ở Huế chỉ 1 triệu đồng/lần. Để tiện cho việc chữa trị của anh Phúc, anh chị dựng lều tạm trên khu đất trống gần Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, vừa có chỗ che mưa che nắng cho các con, hàng ngày chị Tín nấu nồi bún bán trước cổng bệnh viện; còn anh Phúc những ngày không chạy thận có ai thuê gì vừa sức làm được là làm để kiếm được đồng nào hay đồng đó. Thế nhưng, cơn bão số 5 vừa qua đã làm hư hỏng chỗ ở của gia đình anh chị đã đành, đợt lũ vừa rồi kéo dài khiến gia đình anh chị lâm vào cảnh bế tắc.

Trước đây, gánh bún của chị Tín mỗi ngày kiếm được hơn trăm ngàn đồng tiền lãi. Con trai đầu của họ là cháu Trương Nhật Minh năm nay học lớp 6, phải gửi lên nhờ nhà chùa nuôi để bảo đảm được việc học hành; hai cháu nhỏ một cháu đang học lớp 3, một cháu mới 4 tuổi đều cần được chăm sóc. Chị Tín thở dài: “Chi phí tằn tiện thế nào cũng không đủ, giờ phải thuê trọ 500 nghìn đồng/tháng chưa tính điện, nước… không biết chúng tôi gắng được đến ngày nào”.

Tiền chữa bệnh của anh Phúc từ ngày ra Huế đến nay nhờ cả vào sự kêu gọi của người quen, người thân và  trên địa bàn. Liệu anh Phúc có đủ tiền để chạy thận và gia đình có đủ tiền chi phí ở mức thấp nhất hay không anh chị không thể chủ động được. Trước khó khăn của gia đình anh Phúc, chúng tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân để anh Phúc có điều kiện chữa trị, kéo dài sự sống, các cháu nhỏ được đến trường.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: anh Trương Văn Phúc, số điện thoại: 0935270233 (hiện chưa có chỗ ở cố định nên không có địa chỉ). Hoặc: Báo Thừa Thiên Huế, 61 Trần Thúc Nhẫn, TP. Hu; số tài khoản Báo Thừa Thiên Huế: 4011201000840 - Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh Trường An, tỉnh Thừa Thiên Huế (ghi hỗ trợ anh Phúc, huyện Phong Điền).

Bài, ảnh: HƯƠNG LAN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường công tác dân vận ở những nơi còn vướng mắc, khó khăn

Đây là thời điểm mà cả hệ thống chính trị trong tỉnh tăng tốc thực hiện công tác dân vận (DV), nhất là “DV khéo” để củng cố, tạo sự đồng thuận cao hơn nữa của người dân, hướng đến mục tiêu đưa Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết (NQ) 54 của Bộ Chính trị.

Tăng cường công tác dân vận ở những nơi còn vướng mắc, khó khăn
Nhà trường sẽ hỗ trợ tối đa sinh viên gặp khó khăn

Trường đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế vừa có thông báo về việc tăng học phí mới. Sau khi mức học phí được công bố, nhiều sinh viên tỏ ra bất ngờ vì cho rằng mức tăng quá cao và quá đột ngột.

Nhà trường sẽ hỗ trợ tối đa sinh viên gặp khó khăn
Động lực để bứt phá

Năm 2023, tuy đối mặt với nhiều khó khăn nhưng kinh tế - xã hội trên địa bàn TX. Hương Thủy tiếp tục có những bước phát triển đáng ghi nhận. Đây là động lực để Hương Thủy tạo nên sự bứt phá mạnh mẽ trong năm 2024 và những năm tiếp theo.

Động lực để bứt phá
“Điểm tựa” cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Sau gần 2 năm triển khai chương trình “mẹ đỡ đầu”, Hội Phụ nữ Công an tỉnh đã nhận giúp đỡ, nuôi dưỡng nhiều trẻ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn, trở thành điểm tựa để các em vượt qua nghịch cảnh, vươn lên học tập, phấn đấu trở thành công dân có ích cho xã hội.

“Điểm tựa” cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

TIN MỚI

Return to top