Thế giới

Bệnh viện quá tải, Indonesia điều trị từ xa cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 nhẹ

ClockThứ Hai, 05/07/2021 16:59
TTH.VN - Sáng nay (5/7), Bộ trưởng Y tế Indonesia cho biết nước này sẽ cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh từ xa miễn phí cho các bệnh nhân COVID-19 có các triệu chứng nhẹ, trong một nỗ lực nhằm làm giảm áp lực cho hệ thống chăm sóc sức khỏe đang bị quá tải bởi số ca nhiễm COVID-19 tăng mạnh.

Indonesia cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine SinopharmIndonesia là nước đầu tiên ở Đông Nam Á tiêm vaccine Covid-19 không cần ra khỏi xeIndonesia, Malaysia: Số ca nhiễm COVID-19 hàng ngày cao kỷ lục

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Jakarta. Ảnh: AFP/TTXVN

Với số ca nhiễm cao kỷ lục ở hầu hết các ngày trong tuần trước và số ca tử vong có lúc vượt qua con số 500 người/ngày, Indonesia đang vật lộn với một trong những đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19 tồi tệ nhất châu Á. Nguyên nhân một phần do sự phát triển của biến thể Delta rất dễ lây lan, được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ.

Reuters dẫn lời Bộ trưởng Y tế Budi Gunadi Sadikin cho biết các dịch vụ từ xa sẽ được cung cấp từ ngày mai bởi các công ty chăm sóc sức khoẻ từ xa như Alodokter và Halodoc, bao gồm dịch vụ tư vấn miễn phí và phát thuốc.

Theo Bộ trưởng Budi, các bệnh nhân nhiễm COVID-19 nhẹ có thể nhận được dịch vụ y tế đúng giờ mà không cần xếp hàng chờ đợi, vì vậy bệnh viện có thể được ưu tiên cho những bệnh nhân có triệu chứng vừa, nặng và nguy kịch.

Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Sri Mulyani Indrawati cho biết chi tiêu cho y tế sẽ lại tăng lên 193,93 nghìn tỷ rupiah (tương đương 13,39 tỷ USD) cho việc điều trị, xét nghiệm, truy vết, mua sắm thuốc men, vaccine và đồ bảo hộ.

Được biết, tính đến ngày 2/7, công suất sử dụng giường bệnh tại Indonesia ở mức 75% trên toàn quốc, nhưng tại một số bệnh viện trên hòn đảo đông dân nhất Java, công suất giường bệnh lên đến hơn 90%, bao gồm cả ở thủ đô Jakarta.

Tình trạng thiếu oxy y tế nghiêm trọng cũng được ghi nhận tại Indonesia do những trở ngại trong việc phân phối và năng lực sản xuất hạn chế, trong khi lượng oxy cần thiết lại tăng gấp 3 đến 4 lần.

Theo tin từ Reuters, vào cuối tuần qua, ít nhất 63 bệnh nhân COVID-19 đã chết trong quá trình điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Dr Sardjito ở Java, trong đó 33 người tử vong trong thời gian bệnh viện ngừng cung cấp oxy lỏng.

Một quan chức cấp cao của nước này cho biết nguồn cung cấp oxy y tế sẽ được tăng cường cho các bệnh viện và sẽ nhập khẩu nếu cần thiết, nhưng hiện tại sự gia tăng nhu cầu oxy này vẫn đang "trong tầm kiểm soát".

Indonesia, quốc gia đông dân thứ tư trên thế giới, đang chứng kiến ​​sự gia tăng nhanh chóng về số ca nhiễm COVID-19 trong hai tuần qua. Chỉ trong một ngày 4/7, Bộ Y tế Indonesia đã ghi nhận 27.233 trường hợp mắc mới với 555 ca tử vong liên quan đến COVID-19. Tính từ khi bắt đầu đại dịch, Indonesia đã ghi nhận hơn 2.284.000 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 60.582 trường hợp tử vong, theo thống kê cập nhật ngày 5/7 của Worldometers.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Việt Nam - Indonesia: Điểm tựa Mỹ Đình

Chưa bao giờ đội tuyển Việt Nam lại bị dư luận phản ứng nhiều như hiện tại. Điều đó đang tác động rất lớn đến tâm lý của thầy trò HLV Philippe Troussier.

Việt Nam - Indonesia Điểm tựa Mỹ Đình
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Return to top