ClockChủ Nhật, 27/03/2016 18:35

Bèo dạt!

TTH - Kinh phí hạn chế, địa hình khó khăn, huy động lực lượng từ người dân không dễ, việc trục vớt chủ yếu bằng biện pháp thủ công nên chỉ vớt được số lượng nhỏ ở những nơi dễ làm...

Quyết liệt diệt bèoTrước mắt, cần có những đợt huy động lực lượng để vớt bèoNgười trẻ và những việc làm thiết thực

Đó là những nguyên nhân ban đầu đã được nêu ra xung quanh việc đối phó với tình trạng bèo tây phát triển mạnh ở hầu hết các sông hói nội đồng, ao hồ và tiến ra cả mặt sông Hương trong mấy ngày gần đây. Hẳn nhiên, trước đó là những tác động khách quan khác đã được nhắc đến tại cuộc họp do UBND tỉnh tổ chức với các sở, ngành, TP Huế và các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh: do biến đổi khí hậu, việc gia tăng các chất thải sinh hoạt ra môi trường tự nhiên...

Đã có những cách nhìn trực diện hơn vào vấn đề bên cạnh những nguyên nhân mà ai cũng có thể nhìn thấy này, đó là còn có hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm giữa các địa phương có sông, hói ở vùng giáp ranh. Theo chúng tôi, đây cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc sinh sôi này trở nên khó kiểm soát. Trừ hai huyện miền núi, các địa phương còn lại đều bị ảnh hưởng bởi bèo tây, trong đó, Phú Vang là huyện bị ảnh hưởng nhiều nhất với gần 670 ngàn m2, sau đó là TP Huế, Hương Thủy và huyện Quảng Điền. Trên 1,6 triệu m2 là diện tích mặt nước bị bèo tây lấn chiếm là con số được thống kê ban đầu tại cuộc họp này. Tuy nhiên, con số thực tế còn lớn hơn rất nhiều so với lượng đã thống kê là ý kiến của lãnh đạo các sở, ngành và địa phương tại cuộc họp diện ra vào tuần qua tại UBND tỉnh. Khuyến cáo được đưa ra ở đây là không chỉ môi trường, giao thông đường thủy mà công tác phòng chống hạn và tiêu thoát trong các vụ màu sẽ gặp khó khăn; là việc làm xấu đi hình ảnh của du lịch Huế. Thực ra thì việc xâm lấn và trôi dạt bào tây trên sông Hương đã không còn là khuyến cáo nữa mà đã có những ảnh hưởng nhất định đối với du khách. Đã thấy có hướng dẫn viên phải chuyển tour, hoặc tìm lộ trình khác để tránh bèo tây trong sự tiếc rẻ (và cả một chút xấu hổ) khi nói điều này trên Facebook. Đã thấy có satus sốt ruột trước việc ứng phó với bèo tây quá chậm chạp... Nghe, đọc, nhìn và thấy và nghĩ, rồi cứ liên tưởng đến hững hờ kiểu bèo dạt, mây trôi.

Huy động lực lượng từ các đoàn thể cũng là việc cần, song chỉ là giải pháp trước mắt. Việc ứng phó và xử lý triệt để theo dạng “tuyên chiến” với bèo tây cần những giải pháp căn cơ hơn là điều đã được lãnh đạo tỉnh yêu cầu phải được thực hiện, bao gồm sự phối hợp đồng bộ không chỉ giữa các huyện, thị xã, thành phố với nhau mà còn đến tận các đơn vị nhỏ hơn như giữa các xã phường, thôn, tổ với nhau. Là việc hỗ trợ bằng việc xây dựng kế hoạch và các giải pháp, đề tài nghiên cứu về xử lý từ các cơ quan chức năng như Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Môi trường và tài nguyên, Khoa học và công nghệ, là sự tác đông, nhắc nhở và vận động người dân từ các kênh truyền thông... Có lẽ chỉ đến khi ấy mới xử lý được vấn đề “bèo dạt” trong việc đùn đẩy trách nhiệm từ địa phương nọ sang địa phương kia, từ ngành này sang ngành kia, dẫn đến tình trạng xâm lấn trên diện rộng, tác động trên diện rộng rồi loay hoay tìm cách ngồi lại để gỡ khó.

Minh Hà

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Rút ngắn khoảng cách công nghệ số

Tiếp cận với internet và sử dụng một số thao tác trên nền tảng này đối với 2/3 dân số cả nước có lẽ đã là điều bình thường.

Rút ngắn khoảng cách công nghệ số
Salmonella và gì nữa?

Hôm qua 22/11, Sở Y tế Khánh Hòa đã có kết quả phân lập nguyên nhân ban đầu từ nuôi cấy mẫu bệnh phẩm...

Salmonella và gì nữa
Giảm thiểu tổn thất

Cơn mưa rạng sáng ngày 22/3 mang đi cái nắng và sự oi bức của những ngày đang xuân – một hiện tượng mà nhiều người cho rằng thuộc diện cực đoan sớm của thời tiết.

Giảm thiểu tổn thất
Chưa thể “rã băng”

Công suất buồng phòng khách sạn giảm dưới mức 10% là một tỷ lệ “đau thương” đối với hoạt động du lịch của TP. Hồ Chí Minh kể từ tháng 1 đến tháng 2, bao gồm dịp Tết Nguyên đán.

Chưa thể “rã băng”
Return to top