ClockThứ Bảy, 10/06/2017 14:34

Béo phì chạm "mức dịch bệnh" ở châu Á

TTH.VN - Mối đe dọa về chăm sóc sức khoẻ gây tổn thất 1,66 tỷ USD hàng năm, báo cáo mới nhất của ADBI cho hay.

1/3 dân số thế giới hoặc suy dinh dưỡng hoặc thừa cânTập thể dục cải thiện chứng mất ngủ của nam giới thừa cânBáo động tình trạng trẻ em béo phì, thừa cân trên thế giới

"Mức dịch bệnh"

Thanh thiếu niên Ấn Độ sử dụng thức ăn nhanh và đồ uống có ga bên ngoài một quầy thực phẩm ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: AP

Tăng trưởng kinh tế giúp gia tăng đáng kể mức sống ở hầu hết khu vực châu Á. Tuy nhiên, thịnh vượng mới và việc thay đổi lối sống liên quan mang lại cho họ một ảnh hưởng phụ không mong muốn.

Một nghiên cứu của Viện Ngân hàng Phát triển châu Á (ADBI) cho thấy, khoảng 1 tỷ người ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương thừa cân hoặc béo phì. Theo báo cáo nói trên, vấn đề này chạm đến "mức dịch bệnh" và khiến khu vực phải tổn thất khoảng 166 tỷ USD mỗi năm.

ADBI cho biết, tăng trưởng kinh tế làm cho thực phẩm có sẵn ngày càng gia tăng và được bán với mức giá thấp hơn, kéo theo việc ăn quá nhiều và tăng cân quá mức. ADBI định nghĩa người thừa cân là người có chỉ số khối cơ thể (BMI) là 25 và béo phì có chỉ số BMI là 30.

Báo cáo tuyên bố, 40,9% người trưởng thành trong khu vực bị thừa cân vào năm 2013, so với 34% năm 1993. Trung Quốc tăng từ 13,2% lên 27,9%, trong khi tỷ lệ này ở Bangladesh cũng tăng gấp đôi từ 8,0% lên 16,9%.

Đáng chú ý, mức cao nhất được xác nhận ở các hòn đảo Thái Bình Dương, nơi con số này đạt 60,6%.

Theo một báo cáo của CNN, nhiều người ở các quốc gia như Tonga và Samoa đang chuyển sang những loại thực phẩm rẻ tiền và không tốt cho sức khỏe như thịt đã qua chế biến và đồ uống có ga.

Trung Á sỡ hữu 1 trong những tỷ lệ thừa cân và béo phì cao nhất khu vực, ở mức 49,25%. Ngược lại, Đông, Nam và Đông Nam Á có tỷ lệ tương đối thấp, tương ứng là 33,06%, 28,85% và 26,3%.

Đáng lo ngại hơn là bệnh béo phì trẻ em ở châu Á và Thái Bình Dương. Trong năm 2014, 23% trẻ em ở Trung Quốc bị thừa cân hoặc béo phì, trong khi con số này ở Malaysia là 22,5%.

Tác động tài chính

Tổng cộng chi phí trực tiếp như chăm sóc y tế và những chi phí gián tiếp như nghỉ việc có tiềm năng làm suy yếu nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế và con người của khu vực.

Nghiên cứu ước tính, tổng phí tổn liên quan hàng năm là khoảng 0,78% tổng sản phẩm quốc nội của khu vực, tương đương 166 tỷ USD.

Nghiên cứu của ADBI cũng cho thấy, trong khi một số quốc gia châu Á Thái Bình Dương có 1 số trong những tỷ lệ béo phì cao nhất trên thế giới, chi phí trực tiếp ước tính vẫn còn tương đối nhỏ so với các quốc gia có tỷ lệ thấp hơn. Điều này hàm ý rằng, có hàng triệu người không được chăm sóc sức khoẻ đầy đủ trong khu vực.

Báo cáo cho rằng, phương pháp tiếp cận 2 nhánh là cần thiết để giải quyết vấn đề này, thông qua cả giáo dục về lượng dinh dưỡng và hoạt động thể lực, cũng như cải thiện trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ.

“Ở các quốc gia đang phát triển, những người thừa cân đi đến các trung tâm chăm sóc khỏe dành cho người ốm đau bệnh tật, không phải để quản lý cân nặng. Một trở ngại khác có thể là các cơ sở chăm sóc sức khoẻ không được trang bị để tiếp nhận bệnh nhân béo phì. Cơ sở hạ tầng bệnh viện cần được nâng cấp để chăm sóc các bệnh nhân béo phì", ông Matthias Helble, tác giả của báo cáo, đồng thời là chuyên gia kinh tế cao cấp tại ADBI nhận định.

Ông Helble nói thêm: "Chúng ta nên suy nghĩ về cách sử dụng công nghệ để đối phó với đại dịch này". Chuyên gia kinh tế nêu ra ví dụ rằng, điện thoại thông minh có thể là một công cụ để khuyến khích hoạt động thể chất thông qua những trò chơi như Pokemon Go hoặc các ứng dụng đếm bước đi.

Lê Thảo (Lược dịch từ Nikkei & NCBI)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á và chìa khóa trí tuệ để hướng đến thịnh vượng cho toàn khu vực

Vào mùa xuân hàng năm, hội nghị thường niên của Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) được tổ chức tại tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc. Năm nay, chủ đề của diễn đàn là “châu Á và thế giới: Những thách thức chung, trách nhiệm chung”. Các chuyên gia nhận định đây là một chủ đề rất phù hợp với thời cuộc.

Châu Á và chìa khóa trí tuệ để hướng đến thịnh vượng cho toàn khu vực
Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á

Trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ vừa lần đầu tiên vượt qua Bắc Kinh của Trung Quốc để trở thành thủ đô tỷ phú của khu vực châu Á, theo danh sách người giàu toàn cầu do Viện nghiên cứu Hurun có trụ sở tại Thượng Hải (Trung Quốc) công bố.

Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top