ClockThứ Tư, 27/04/2016 17:24

Bí ẩn dưới lòng đất gò Dương Xuân sẽ được phát lộ

TTH.VN - UBND tỉnh vừa có công văn chính thức giao cho Sở VHTT&DL phối hợp Hội Khoa học Lịch sử (KHLS) tỉnh làm việc với nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân và các cơ quan liên quan thống nhất kế hoạch triển khai, khai quật, bảo tồn các di tích cổ của Phủ Dương Xuân theo đề nghị của Hội KHLS Việt Nam.

GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội KHLS Việt Nam kiến nghị với lãnh đạo tỉnh nhiều vấn đề, trong đó có hai nội dung quan trọng đó là: công việc nghiên cứu về cung điện Đan Dương cần được tiếp tục, sử liệu quan trọng là các di tích và di vật khảo cổ học ở vùng chùa Thiền Lâm, chùa Vạn Phước cần được quan tâm khai thác; cần có kế hoạch song song bản tồn và phát huy giá trị các di tích cổ của Phủ Dương Xuân. Riêng công việc khai quật khảo cổ học đã có một số nhà hảo tâm bày tỏ nguyện vọng được đóng góp kinh phí.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân dành 35 năm tìm kiếm cung điện Đan Dương, đồng thời là lăng mộ của vua Quang Trung. Công trình nghiên cứu được thuyết trình trước các cơ quan chức năng và in thành sách "Đi tìm dấu tích Cung điện Đan Dương - Sơn lăng của Hoàng đế Quang Trung", do NXB Thuận Hóa ấn hành lần thứ nhất và lần thứ 2.

Ngày 30/10/2015 Sở VHTT&DL, Hội KHLS Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo khoa học. Bài tổng kết hội thảo của GS Phan Huy Lê được công bố trên Tạp chí Huế - Xưa và nay và đặc san Văn hóa Huế.

Theo GS Phan Huy Lê, kết quả điều tra khảo quật khảo cổ học sẽ cung cấp thêm những tư liệu mới phát hiện trong lòng đất góp phần soi sáng những vấn đề đang đặt ra về cung và lăng Đan Dương của Hoàng đế Quang Trung.

Thanh Tùng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tái hiện lễ lên ngôi và đại phá quân Thanh của Hoàng đế Quang Trung

Tối 6/1, tại khu vực Tượng đài vua Quang Trung, núi Bân, phường An Tây, TP. Huế, UBND TP. Huế tổ chức chương trình nghệ thuật tái hiện lễ lên ngôi và đại phá quân Thanh của Hoàng đế Quang Trung. Tham dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phan Ngọc Thọ; lãnh đạo tỉnh, TP. Huế, các sở ban ngành, địa phương và đông đảo người dân trên địa bàn.

Tái hiện lễ lên ngôi và đại phá quân Thanh của Hoàng đế Quang Trung
Kỷ niệm 235 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và xuất binh đại phá quân Thanh

Sáng 6/1, tại Khu tưởng niệm Anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ (phường An Tây, TP. Huế), UBND TP. Huế tổ chức lễ dâng hương kỷ niệm 235 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và xuất binh đại phá quân Thanh. Tham dự có đại diện lãnh đạo thành phố, các sở ban ngành, đoàn thể và người dân trên địa bàn.

Kỷ niệm 235 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và xuất binh đại phá quân Thanh
Tuổi trẻ cống hiến cho phong trào đô thị

Trong phong trào đấu tranh ở các đô thị miền Nam, phong trào đô thị Huế đã đóng góp tích cực vào thành công của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân là một trong những người tham gia phong trào từ những ngày đầu đến lúc ra chiến khu vào năm 1966.

Tuổi trẻ cống hiến cho phong trào đô thị
Miếu Đôi làng Dạ Lê Chánh có phải là nơi thờ hai vò xương sọ Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ?

Có gỉa thuyết về việc hai vò xương sọ của hai anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ sau khi được một số quan binh bí mật phá ngục thất – nơi giam giữ vò xương sọ - nhân sự kiện “Thất thủ Kinh đô Huế năm 1885” đã đưa về chôn ở Miếu Đôi, ngày nay ở làng Dạ Lê Chánh (phường Thủy Vân, TP. Huế).

Miếu Đôi làng Dạ Lê Chánh có phải là nơi thờ hai vò xương sọ Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ
Return to top