Bị dồn ép, cựu Thủ tướng Thái xinh đẹp phản công
TTH.VN - Cựu Thủ tướng Thái xinh đẹp Yingluck Shinawatra đã bất ngờ tung đòn phản công sau khi bà liên tiếp bị dồn ép, bị lật đổ, bị luận tội và giờ đang phải đối mặt với những cáo buộc hình sự.
![]() |
Cựu Thủ tướng xinh đẹp Yingluck |
Chính phủ của bà Yingluck đã bị lật đổ từ cách đây hơn một năm. Tuy nhiên, đây chưa phải là vận đen cuối cùng trong sự nghiệp chính trị đầy hào quang nhưng cũng nhanh tàn của bà. Sau khi bị lật đổ, cựu Thủ tướng Yingluck tiếp tục bị luận tội và hiện tại bà đang phải đối mặt với những cáo buộc hình sự khiến bà có khả năng phải đối mặt với án tù nhiều năm.
Trước việc bị ép đến đường cùng như vậy, cựu Thủ tướng Yingluck hôm qua (29/9) đã bất ngờ tung đòn phản công khi đáp trả đối thủ bằng một vụ kiện riêng của mình.
Bà Yingluck đã phát đơn kiện Tổng chưởng lý Thái Lan lên Tòa án Hình sự Bangkok về việc xử lý vụ truy tố bà liên quan đến chương trình trợ cấp giá gạo. Trong đơn kiện gửi lên tòa án, nữ chính khách Yingluck cáo buộc Tổng chưởng lý Thái Lan cùng với đội ngũ của ông này đã lơ là trách nhiệm và cùng tìm cách phối hợp hành động để gây tổn hại đến cựu Thủ tướng. Bà Yingluck đã tố cáo 3 hành động được cho là vi phạm pháp luật của Tổng chưởng lý Thái Lan và đội ngũ của ông này. Những hành vi vi phạm đó có thể khiến người mắc tội phải ngồi tù từ 6 tháng đến 10 năm. Tòa án Hình sự Bangkok đang xem xét xem liệu vụ kiện có được tiến hành xét xử hay không.
“Tôi đến đây để thực thi quyền của mình theo tiến trình pháp lý. Tôi phát đơn kiện Tổng chưởng lý và các nhân viên trong đội ngũ của ông này”, bà Yingluck cho các phóng viên biết.
Bà Yingluck đã giành chiến thắng vang dội và trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên của đất nước Thái Lan trong cuộc bầu cử năm 2011. Tuy nhiên, chịu chung số phận với các chính phủ thân Thaksin khác, chính quyền của bà Yingluck đã bị lật đổ hồi tháng 5 năm 2014 vì một quyết định của tòa án. Hồi đầu năm nay, bà tiếp tục bị luận tội vì chương trình trợ cấp giá gạo và bị cấm tham gia chính trường trong vòng 5 năm. Bà Yingluck bị cáo buộc lơ là trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong chương trình trợ cấp giá gạo.
Chương trình trợ cấp giá gạo là từng là cam kết trọng tâm trong chiến dịch tranh cử của bà Yingluck năm 2011 và nó đã giúp bà giành được sự ủng hộ to lớn của những người dân ở các vùng nông thôn. Theo chương trình này, những người nông dân đã được trả giá gạo gấp hai lần so với giá thị trường. Tuy nhiên, chương trình trợ cấp giá gạo đã gây tổn thất cho chính phủ ít nhất 4,46 tỉ USD.
Các đối thủ của bà Yingluck cáo buộc chương trình trên có đầy rẫy sự tham nhũng mà bà không hành động để chống lại. Cựu Thủ tướng phủ nhận bà không làm bất kỳ điều gì sai trái.
Tổng chưởng lý Thái Lan được cho là đã liên tục thúc ép đẩy nhanh tiến trình cáo buộc hình sự đối với bà vì vấn đề trên.
Cách đây mấy tháng, cựu Thủ tướng Yingluck đã phải ra hầu toà vì cáo buộc lơ là trách nhiệm. Vụ xét xử này có thể sẽ khiến nữ chính khách xinh đẹp phải ngồi tù đến một thập kỷ và giáng một “đòn búa tạ” vào uy thế chính trị của gia đình bà. Đây là kết quả có thể phá huỷ bất kỳ cơ hội trở lại chính trường nào của nữ chính khách xinh đẹp nếu và khi quân đội trao trả lại quyền lực.
Giới phân tích tin rằng, vụ xét xử nữ cựu Thủ tướng Yingluck là bước đi mới nhất của chính quyền quân sự nhằm vô hiệu hoá gia tộc Shinawatra đầy thế lực và ảnh hưởng ở Thái Lan.
Thái Lan đã chìm trong vòng xoáy của các cuộc xung đột chính trị kéo dài dai dẳng suốt từ năm 2006 khi Thủ tướng Thaksin Shinawatra lúc đó bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự không đổ máu. Ông Thaksin chính là anh trai của bà Yingluck. Suốt 9 năm qua, người ta liên tiếp chứng kiến các cuộc đấu đá, tranh giành quyền lực giữa một bên là thành phần hoàng gia, trung lưu, thành thị chống Thaksin với bên kia là lực lượng người nghèo, nông dân ủng hộ Thaksin. Bà Yingluck lên cầm quyền năm 2011 với tư cách là nữ Thủ tướng đầu tiên của đất nước Thái Lan. Tuy nhiên, chính quyền của bà chỉ ổn định trong được hai năm đầu. Năm ngoái, dưới sức chống phá mạnh mẽ của phe đối lập, chính phủ của bà Yingluck cuối cùng cũng sụp đổ.
Phe đối lập luôn cáo buộc cựu nữ Thủ tướng Yingluck là “con rối” trong tay người anh trai quyền lực đang sống lưu vong ở nước ngoài.
Không ai có thể phủ nhận quyền lực, sức ảnh hưởng và uy tín của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra trên chính trường Thái Lan. Dù đã rời ra đất nước trong 9 năm qua nhưng ông Thaksin vẫn là nhân vật có tầm ảnh hưởng cực kỳ lớn ở Thái Lan. Ông này chính là nhân vật trung tâm, là nguồn gốc của những cuộc khủng hoảng chính trị liên tiếp ở Thái Lan trong nhiều năm qua.
Chính trường Thái Lan là nơi chứng kiến cuộc đối đầu gay gắt không khoan nhượng giữa một bên là những người ủng hộ ông Thaksin gọi là phe "áo đỏ" và bên kia là lực lượng chống đối mạnh mẽ cựu Thủ tướng Thaksin gồm thành phần là những người thuộc tầng lớp hoàng gia, trung lưu, thành thị, chủ yếu ở Bangkok và các khu vực phía nam đất nước. Lực lượng này còn được gọi là “áo vàng”.
Theo Vnmedia
- Cambodia Angkor Air nối lại chuyến bay đến Preah Sihanouk và Đà Nẵng (01/07)
- Việt Nam ủng hộ nỗ lực của Liên Hiệp quốc nhằm cải thiện an toàn giao thông (01/07)
- Bhutan sẽ mở cửa trở lại du lịch từ tháng 9/2022 (01/07)
- Lãnh đạo Lào, Cuba khẳng định quyết tâm thúc đẩy quan hệ song phương (01/07)
- Singapore có nguồn cung thịt gà mới - Indonesia (30/06)
- Campuchia: RCEP là đại diện cho hội nhập toàn cầu và khu vực (30/06)
- Nga khẳng định sẵn sàng giúp giải quyết khủng hoảng lương thực toàn cầu (30/06)
- EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035 (29/06)
-
Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7
- Phục hồi không đều, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu
- IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ có lãi vào năm 2023
- Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai
- Chủ nghĩa đa phương và hợp tác - hi vọng cho tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu
-
Xem xét tăng cường viện trợ trong bối cảnh “siêu khủng hoảng”
- World Bank: Tỷ lệ “nghèo học vấn” ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên đến 70%
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035
- Việt Nam tăng 39 bậc chỉ số chất lượng sống tốt nhất thế giới
- Nhiều vấn đề nóng được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh G7
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Mỹ vẫn tin tưởng khả năng khôi phục thỏa thuận hạt nhân với Iran
- Tổng Bí thư tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Vương quốc Campuchia
- Du lịch Đông Nam Á đang phục hồi với nhiều thách thức