ClockThứ Bảy, 14/11/2020 14:57

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 13 tại huyện Phú Vang và Phú Lộc

TTH.VN - Trước diễn biến phức tạp của bão số 13, sáng 14/11, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu và lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh đã kịp thời đến động viên, chia sẻ khó khăn với người dân 2 huyện Phú Vang, Phú Lộc và chỉ đạo công tác ứng phó với mưa bão.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng kiểm tra, chỉ đạo ứng phó bão số 5Chủ động các biện pháp ứng phó mưa lũCông điện của Thủ tướng: Tập trung ứng phó với bão số 9 và mưa lũThủ tướng chỉ đạo ứng phó khẩn cấp với bão số 4 và mưa lũBảo đảm an toàn hồ đập trong mùa mưa lũ: Cần xây dựng phương án ứng phó khẩn cấp

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu (thứ hai bên trái) kiểm tra công tác phòng, chống bão tại âu thuyền Phú Hải

Đến 10 giờ sáng cùng ngày, lãnh đạo chính quyền địa phương huyện Phú Vang đã chỉ đạo di dời 3.500 hộ, với 12.500 nhân khẩu đến tránh, trú bão tại các nhà cao tầng, trường học, nhà văn hóa thôn.

Loa truyền thanh xã và xe lưu động liên tục tuyên truyền, nhắc nhở người dân nêu cao tinh thần cảnh giác, tuyệt đối không chủ quan với cơn bão số 13, với phương châm “4 tại chỗ”.

Tại các khu neo đậu tàu, thuyền của xã Phú Hải và Phú Thuận, nhiều tàu thuyền đã được “lệnh” tập kết, chằng buộc chắc chắn phòng gió to, nước lớn khi bão đến.

Trước đó, thực hiện kế hoạch triển khai công tác đối phó với cơn bão số 13 của huyện Phú Vang, UBND các xã, thị trấn ven biển phối hợp với Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An, Hải đội 2, Đồn biên phòng Vinh Xuân sử dụng phương tiện thông tin tìm kiếm cứu nạn liên lạc, đài trực canh của các đơn vị để kêu gọi tàu thuyền hoạt động đánh bắt trên biển về nơi trú ẩn, lưu ý các phương tiện đánh bắt  vùng ven bờ. Tổ chức sắp xếp neo đậu tàu thuyền vào nơi an toàn, kiên quyết ngăn chặn không cho tàu thuyền ra khơi hoạt động. Chính quyền địa phương các cấp, các lực lượng trên địa bàn, tiếp tục túc trực 24/24 để ứng phó trong tình huống khẩn cấp.

Huyện Phú Lộc cũng đã và đang tích cực để ứng phó với bão số 13. Nhiều người dân có nhà tạm bợ đều được chính quyền địa phương di dời đến tạm tránh, trú bão tại các nhà cao tầng kiên cố và nhà văn hóa thôn.

Thôn Hiền An 2, xã Vinh Hiền là địa bàn thấp trũng, lại sát biển, nên việc di dời người dân đã được chính quyền địa phương triển khai rất sớm. 217 hộ dân ở gần biển đều được di dời về ở tạm tại các nhà văn hóa thôn để tránh, trú bão.

Qua thực tế tại các điểm đến, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu đánh giá cao tinh thần chủ động của các cấp ủy, chính quyền địa phương, nhất là tinh thần tự giác của người dân rất cao trong việc phòng, tránh bão.

Ngoài chia sẻ những khó khăn với người dân, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu nhắc nhở người dân cần nghiêm túc tuân thủ theo những quy định của chính quyền địa phương. Người dân tuyệt đối không được tự ý bỏ về nhà khi bão đến.

Bí thư Tỉnh ủy chỉ đạo chính quyền địa phương 2 huyện Phú Vang và Phú Lộc cần hỗ trợ thêm thức ăn, nước uống cho người dân trong suốt quá trình tránh, trú bão tại các nhà văn hóa thôn, trường học trên địa bàn.

Với những chủ tàu, thuyền sau khi neo đậu chắc chắn cần nhanh chóng lên bờ để tránh, trú bão, không được bất cứ ai ở lại trên tàu, thuyền khi bão đến, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu chỉ đạo.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu lưu ý: “Sau bão, cấp ủy, chính quyền địa phương cần kịp thời chia sẻ những khó khăn với người dân, nhất quyết không để ai bị đói, rét trong mưa bão”.  

Một số hình ảnh Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu trực tiếp chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 13

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu trò chuyện, động viên người dân thị trấn Thuận An đi tránh, trú bão tại trường học trên địa bàn

Ngoài chỗ trú, tránh bão, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu lưu ý cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm đến thức ăn, nước uống cho người dân

Người già là đối tượng ưu tiên phải di dời đầu tiên

Tàu, thuyền đã được neo đậu chắc chắn để tránh, trú bão 

Tin, ảnh: Quỳnh Anh - Anh Phong

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng phó hạn, mặn

Diễn biến thời tiết phức tạp, nắng nóng dự báo gay gắt kéo dài khiến nguy cơ thiếu nước sản xuất nông nghiệp và xâm nhập mặn.

Ứng phó hạn, mặn
Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm

Các biện pháp phòng, chống được triển khai đồng bộ, có hiệu quả nên đến thời điểm này, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) chưa xảy ra. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm, tái bùng phát dịch bệnh GSGC.

Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm
Chủ động ứng phó nguy cơ cháy rừng

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, ông Lê Ngọc Tuấn trao đổi, mùa nắng nóng được dự báo bắt đầu từ những ngày cuối tháng 3 này. Cơ quan khí tượng thủy văn cảnh báo nắng nóng diễn ra gay gắt, diễn biến phức tạp khiến rủi ro, nguy cơ cháy rừng cấp độ cao. Hầu hết các cánh rừng trên địa bàn tỉnh, nhất là rừng thông cảnh quan, đặc dụng, rừng phòng hộ, keo tràm, kể cả dương liễu vùng cát đều có nguy cơ cháy.

Chủ động ứng phó nguy cơ cháy rừng
Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 24/CĐ-TTg ngày 22/3/2024 gửi các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Thủ trưởng các cơ quan khác ở Trung ương; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công
Khảo sát khu vực diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu

Ngày 7/3, Đoàn công tác của tỉnh do Thượng tá Phan Thắng, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát, xác định các khu vực diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu cấp khu vực tại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024.

Khảo sát khu vực diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu
Return to top