ClockThứ Hai, 18/11/2019 13:15

Biên bản xử phạt vi phạm Luật Giao thông đường bộ: Không có dấu treo, vẫn đảm bảo tính pháp lý

TTH - Một số bạn đọc thắc mắc, theo quy định, biên bản xử phạt hành chính vi phạm Luật Giao thông đường bộ có cần đóng dấu treo hay không?

Tập trung xử lý xe tải, xe ben vi phạm Luật Giao thông đường bộLý do nào cũng đều phạm luậtTuyên truyền về trật tự an toàn giao thông và tập huấn kỹ năng lái xe an toàn

Trước đó, ông Bùi H.N, trú TP. Hà Nội phản ánh, ông điều khiển ô tô BKS 29B - 174...chạy trên QL 1A thuộc địa phận huyện Phong Điền thì vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Theo đó, ông đã bị cán bộ Phòng CSGT Công an tỉnh lập biên bản và xử lý vi phạm hành chính về hành vi chạy quá tốc độ quy định từ 5km/h đến dưới 10km/h.

Điều mà ông N. thắc mắc và có đơn khiếu nại là, tại sao biên bản vi phạm hành chính số 0077490/BB-VPHC do tổ tuần tra, kiểm soát giao thông lập lại không có dấu treo của cơ quan chức năng. Ông N. cho rằng, biên bản không có dấu treo là không đảm bảo tính pháp lý.

Tương tự, trước đó anh Lê C.Đ, trú quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng cũng đã khiếu nại biên bản vi phạm hành chính số 043609 quyển số 00873 do tổ tuần tra kiểm soát giao thông lập gửi cho anh nhưng không có dấu treo của cơ quan chức năng liên quan.

Trước vấn đề thắc mắc của người dân, Đại tá Hoàng Đức Điện, Chánh Thanh tra Công an tỉnh cho biết: “Biên bản vi phạm hành chính trong đó có biên bản vi phạm giao thông được quản lý chặt chẽ từ việc in, cấp phát, sử dụng và phải lập sổ theo dõi. Bản thân mẫu biên bản đã có số seri hay còn gọi là số nhảy và đóng theo số tờ,  số quyển, do đó cơ quan chức năng căn cứ vào đây để quản lý, kiểm soát việc lập biên bản. Mẫu biên bản là do cơ quan có thẩm quyền ban hành và do người có thẩm quyền đang thi hành công vụ xác lập để ghi nhận hành vi vi phạm hành chính. Tại một số đơn vị, địa phương vẫn có thói quen đóng dấu treo vào biên bản. Tuy nhiên, trên thực tế, theo quy định của pháp luật thì biên bản không cần đóng dấu treo, vẫn đảm bảo đầy đủ tính pháp lý và người vi phạm cần phải chấp hành”.

Như vậy, theo khoản 2, khoản 3, điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính và mẫu biên bản vi phạm hành chính ban hành kèm theo Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính thì biên bản vi phạm hành chính không bắt buộc phải đóng dấu treo hoặc đóng dấu lên phần chữ ký của người lập biên bản.

Cũng theo Công văn số 271/CSGT-P1 ngày 30/01/2015 của Cục CSGT Bộ Công an yêu cầu, các đơn vị thuộc Cục có chức năng thực hiện công tác xử lý vi phạm hành chính về TTATGT không đóng dấu treo vào góc trái, phía trên biểu mẫu biên bản vi phạm hành chính và mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục xử phạt không lập biên bản của Thông tư số 34/2014/TT - Bộ Công an.

Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định 81/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định 97/2017/NĐ-CP, Thông tư 34/2014/TT-BCA và hiện nay là Thông tư 07/2019/TT-BCA của Bộ Công an quy định về các biểu mẫu để sử dụng khi xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của Công an Nhân dân cũng không quy định biên bản vi phạm hành chính phải đóng dấu treo.

Theo Đại tá Hoàng Đức Điện: “Từ tháng 8/2018, Giám đốc Công an tỉnh cũng đã có văn bản chỉ đạo thực hiện thống nhất trong toàn lực lượng là không đóng dấu của cơ quan vào biên bản vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an Nhân dân. Từ cơ sở pháp lý và thực tiễn cho thấy, biên bản vi phạm hành chính không có đóng dấu của cơ quan vẫn đảm bảo cơ sở pháp lý để người có thẩm quyền ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính theo quy định.

Bài, ảnh: Phong Nhung

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đừng nhanh vài phút… mà khổ nhiều người

Ngày nào đi đón con ở Trường tiểu học Trần Quốc Toản, phường Đông Ba, TP. Huế tôi cũng chứng kiến rất nhiều người cố tình đi ngược chiều tại cửa Thượng Tứ. Đây không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật, mà còn gây nguy hiểm cho bản thân và cả người đi đường.

Đừng nhanh vài phút… mà khổ nhiều người
Hơn cả sự lãng phí!

Ngày ngày trên các cung đường, thấy xe khách, xe tải đua nhau ào ào phóng, ào ào vượt, cảm giác rất bất an, nghĩ, chạy kiểu ấy thế nào có ngày cũng… chết. Mà đúng là chết thật! Rất nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra, làm nhiều người chết, nhiều phương tiện hư hỏng nặng, khiến giao thông ách tắc trong nhiều giờ…

Hơn cả sự lãng phí
Lộn xộn giao thông ở nút giao Trần Thái Tông- Đồng Khởi- Đào Tấn (nối dài)

Để điều tiết và đảm bảo an toàn giao thông,cơ quan quản lý đã dùng sơn để kẻ phân làn, tạo vòng xuyến, cắm biển báo để các phương tiện khi lưu thông vào đây biết và đi theo quy định, hạn chế tai nạn xảy ra. Tuy nhiên, hàng ngày đi qua giao lộ này tôi để ý thấy không nhiều phương tiện tuân thủ lưu thông theo quy định.

Lộn xộn giao thông ở nút giao Trần Thái Tông- Đồng Khởi- Đào Tấn nối dài

TIN MỚI

Return to top