Thế giới

Biến đổi khí hậu có thể làm bùng phát các đợt dịch bệnh mới

ClockThứ Ba, 18/08/2020 20:21
TTH - Theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC), ngay cả khi nhân loại cố gắng hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức dưới 2 độ C, thì băng vĩnh cửu vẫn sẽ tan và giảm 25% diện tích vào năm 2100.

Đông Nam Á: Tác động của biến đổi khí hậu nặng nề hơn khu vực khácChính sách phản ứng với đại dịch cần song hành với chính sách khí hậu

Dưới lớp băng vĩnh cửu ở Siberia có thể ẩn chứa những loài vi khuẩn, virus nguy hiểm. Ảnh: Getty

Theo các nhà khoa học, sự hồi sinh của các loài virus vốn đã không hoạt động từ lâu, sự trỗi dậy của bệnh đậu mùa gây chết người, hay dịch sốt xuất huyết hoặc zika ở châu Âu… có thể chỉ là một giả thuyết bi quan, nhưng đồng thời cũng là  một kịch bản nghiêm trọng và ngày càng hợp lý về dịch bệnh do sự nóng lên toàn cầu.

Đến nay, đại dịch COVID-19 đã càn quét toàn cầu và cướp đi sinh mạng của hơn 777.000 người gần như chắc chắn đến từ một loài dơi hoang dã, làm nổi rõ mối nguy hại của việc loài người thường xuyên xâm phạm không gian hoang dã vốn đang ngày càng bị thu hẹp trên Trái đất.

Song song đó, biến đổi khí hậu cũng đang nổi lên như một nguyên nhân gây các bệnh truyền nhiễm, bằng cách mở rộng lãnh thổ có dấu vết của muỗi mang bệnh sốt rét và sốt xuất huyết, hay làm tan rã các mầm bệnh thời tiền sử từ lớp băng vĩnh cửu ở Siberia – nơi được ví như “quả bom hẹn giờ biến đổi khí hậu” trải khắp Nga, Canada và Alaska.

Theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC), ngay cả khi nhân loại cố gắng hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức dưới 2 độ C, thì băng vĩnh cửu vẫn sẽ tan và giảm 25% diện tích vào năm 2100. Và vấn đề đáng lo ngại chính là những thứ ẩn giấu dưới lớp băng vĩnh cửu đó

Khi mặt đất tan băng, các hạt đất đã từng đóng băng, vật chất hữu cơ và vi sinh vật đã bị nhốt trong hàng thiên niên kỷ sẽ được dòng nước đưa lên bề mặt, từ đó đưa những vi sinh vật này lây lan vào môi trường hiện nay, dẫn tới nguy cơ gây ra những vụ dịch mới, giáo sư địa vật lý Vladimir Romanovsky tại Đại học Alaska giải thích.

Theo nhiều nhà khoa học, mặc dù sự hồi sinh của vi khuẩn hoặc virus cổ đại vẫn còn là suy đoán, nhưng biến đổi khí hậu đã đẩy mạnh sự lây lan của các loại bệnh giết chết khoảng 500.000 người/năm như sốt rét, sốt xuất huyết, chikungunya, zika…

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa cho biết 11 quốc gia đã cam kết đóng góp hơn 11 tỷ USD cho các công cụ vốn kết hợp và bảo lãnh danh mục đầu tư mới, được thiết kế để mở rộng năng lực cho vay của WB thêm 70 tỷ USD trong một thập kỷ, nhằm giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu, đại dịch và các thách thức toàn cầu khác.

WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu
Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu

Theo một báo cáo vừa được Đại học Boston công bố trước thềm hội nghị mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ diễn ra ngày 17 - 19/4 tới, các quốc gia mới nổi sẽ phải chi mức kỷ lục 400 tỷ USD để trả nợ nước ngoài trong năm nay và gần 40 quốc gia không thể chi số tiền cần thiết cho việc thích ứng với khí hậu và phát triển bền vững.

Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu
Sốt xuất huyết ở Trung và Nam Mỹ có nguy cơ thành đợt bùng phát nghiêm trọng nhất

Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO) đang cảnh báo nguy cơ về một đợt bùng phát dịch sốt xuất huyết nghiêm trọng nhất từ trước đến nay ở Trung và Nam Mỹ khi số ca nhiễm sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay ở khu vực này đã vượt quá 3,5 triệu người, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó có hơn 1.000 ca tử vong.

Sốt xuất huyết ở Trung và Nam Mỹ có nguy cơ thành đợt bùng phát nghiêm trọng nhất
Giờ Trái đất:
Tắt đèn, hành động vì khí hậu

Phong trào môi trường toàn cầu lớn nhất vừa được tổ chức vào ngày 23/3, khi Liên Hiệp Quốc (LHQ) kêu gọi mọi người trên khắp thế giới tắt đèn để ghi nhớ cuộc khủng hoảng hành tinh trong Giờ Trái đất, trong bối cảnh những người trẻ tìm kiếm cách làm mới để thúc đẩy hành động vì khí hậu.

Tắt đèn, hành động vì khí hậu
Return to top