ClockChủ Nhật, 23/06/2019 20:25

Biến đổi khí hậu đe dọa di sản văn hóa toàn cầu

TTH - Trong bối cảnh Liên Hiệp quốc thúc đẩy bảo vệ di tích toàn cầu, các chuyên gia cảnh báo biến đổi khí hậu có thể gây nên những thiệt hại không thể khắc phục được cho quần thể các di tích, đặc biệt là các di tích cổ xưa quý giá nhất.

Biến đổi khí hậu có thể ​​đe dọa hòa bình toàn cầu trong 10 năm tớiLãnh đạo thế giới cam kết thúc đẩy hành động khí hậu

Nhiều di tích văn hóa đứng trước nguy cơ do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Ảnh: The Japan Times

Tại cuộc họp diễn ra ở Athens (Hy Lạp) bàn về các mối đe dọa đối với di sản thế giới, các học giả và nhà hoạch định chính sách đã kêu gọi xây dựng, thiết lập và triển khai hàng loạt các biện pháp đo lường, dự đoán và chống lại tác động của biến đổi khí hậu. Các chuyên gia hiện đang vận động để đưa vấn đề này vào chương trình nghị sự tại Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp quốc về biến đổi khí hậu, dự kiến sẽ diễn ra tại New York (Mỹ) vào tháng 9 tới.

Trước đó, Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp quốc đã cảnh báo hồi tháng 10/2018 rằng sự nóng lên toàn cầu đang ngày càng trầm trọng, dự kiến sẽ tăng khoảng 3-40C. Để tránh viễn cảnh tàn khốc này, thế giới cần một sự chuyển đổi lớn.

Khẳng định về tầm quan trọng của hành động đối phó, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres nhấn mạnh biến đổi khí hậu là mối đe dọa đối với tương lai con người, cùng lúc vấn đề cũng gây nên tác động tương tự đối với di sản tự nhiên và văn hóa. Trong đó, thách thức của việc bảo vệ các di sản dưới nước như tàu đắm là một trong những vấn đề đáng lưu tâm nhất.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Korea Herald)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Cách đây vài năm, khi ngành văn hóa Huế tiên phong trong việc phục hưng áo dài truyền thống đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau, kể cả trái chiều. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, sự kiên trì, đồng lòng của tập thể cán bộ, sự đồng hành của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và người dân, đề án “Huế - Kinh đô Áo dài” bước đầu đã gặt hái được những thành quả nhất định.

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể
Cuộc khủng hoảng rác thải điện tử toàn cầu đang gia tăng

Theo một báo cáo vừa được các cơ quan của Liên Hiệp Quốc (LHQ) công bố, rác thải điện tử trên thế giới đang tăng nhanh gấp 5 lần so với tốc độ tái chế rác thải điện tử được ghi nhận, làm trầm trọng thêm các mối nguy hiểm về môi trường và sức khỏe trên toàn thế giới.

Cuộc khủng hoảng rác thải điện tử toàn cầu đang gia tăng
Australia cảnh báo rủi ro tài chính nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu

Một báo cáo mới của Chính phủ Australia cảnh báo rằng tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng tồi tệ ở nước này có thể khiến các công ty bảo hiểm và ngân hàng rút dịch vụ của họ khỏi các cộng đồng dễ bị tổn thương trước các sự kiện cực đoan. Điều này có thể gây ra “hiệu ứng xếp tầng” trên toàn bộ nền kinh tế.

Australia cảnh báo rủi ro tài chính nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu
Return to top