Biến đổi khí hậu gây ra mối đe dọa lớn hơn COVID-19
TTH - Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC) ngày 17/11 cho biết, thế giới cần phản ứng với biến đổi khí hậu ở mức độ khẩn cấp tương đương như với cuộc khủng hoảng COVID-19; đồng thời cảnh báo, sự nóng lên toàn cầu gây ra mối đe dọa lớn hơn so với đại dịch COVID-19.
Biến đổi khí hậu gây ra những mối đe dọa đáng kể trên toàn cầu. Ảnh minh họa: TTXVN
Theo IFRC, ngay cả khi đại dịch hoành hành, biến đổi khí hậu vẫn không ngừng gây ra sự tàn phá. Thế giới đã phải hứng chịu hơn 100 thảm họa, ảnh hưởng hơn 50 triệu người, kể từ khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố đại dịch COVID-19 hồi tháng 3 năm nay. Đáng chú ý, nhiều thảm họa trong số đó có liên quan đến khí hậu.
"COVID-19 đang ở đó, ngay trước mắt chúng ta, đại dịch đang ảnh hưởng đến gia đình, bạn bè, và người thân của chúng ta. Đó là một cuộc khủng hoảng rất, rất nghiêm trọng mà thế giới hiện phải đối mặt", Tổng Thư ký IFRC, ông Jagan Chapagain phát biểu trong một cuộc họp báo trực tuyến.
Tuy nhiên, ông Jagan Chapagain lưu ý, IFRC dự báo biến đổi khí hậu sẽ có tác động đáng kể hơn trong trung và dài hạn đối với cuộc sống của con người và trên Trái đất. Đề cập đến hiện tượng nóng lên toàn cầu, Tổng Thư ký IFRC cảnh báo: "Điều này sẽ đòi hỏi hành động và đầu tư bền vững hơn nhiều để thực sự bảo vệ cuộc sống con người trên Trái đất này".
Bên cạnh đó, IFRC nhận định, tần suất và cường độ của các sự kiện thời tiết cực đoan và liên quan đến khí hậu gia tăng đáng kể trong những thập kỷ gần đây. Chỉ riêng trong năm 2019, thế giới đã phải hứng chịu 308 thảm họa thiên nhiên, 77% trong số đó liên quan đến khí hậu hoặc thời tiết, cướp đi sinh mạng của khoảng 24.400 người. Những thảm họa liên quan đến thời tiết và khí hậu khiến hơn 410.000 người tử vong trong thập kỷ qua, phần lớn ở các quốc gia nghèo hơn.
LÊ THẢO
(Lược dịch từ AFP)
- ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau (16/05)
- Việt Nam dự hội nghị toàn cầu về xóa bỏ lao động trẻ em tại Nam Phi (16/05)
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc (16/05)
- Hơn 45 quốc gia sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hàng không Changi (15/05)
- Mỹ coi trọng quan hệ đối tác với Đông Nam Á (15/05)
- Chuyên gia Australia: Tâm lý chủ quan khiến số ca mắc COVID-19 tăng (15/05)
- Đồng rúp Nga là tiền tệ tăng trưởng nhanh nhất năm 2022 (15/05)
- Việt Nam đóng góp quan trọng vào thành công hội nghị ASEAN-Hoa Kỳ (15/05)
-
Việt Nam dự hội nghị toàn cầu về xóa bỏ lao động trẻ em tại Nam Phi
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc
- ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau
- Mỹ coi trọng quan hệ đối tác với Đông Nam Á
- Hơn 45 quốc gia sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hàng không Changi
- Thế giới đang tiến "gần hơn" đến ngưỡng tăng nhiệt độ 1,5 độ C
- IATA kỳ vọng ngành hàng không sẽ phục hồi vào năm 2023
- Nhiều biến thể phụ của Omicron có đồng nghĩa virus đang ngày càng đột biến?
- Nhật Bản sẽ mở rộng các vườn quốc gia để bảo tồn đa dạng sinh học
- Thái Lan là điểm đến du lịch hấp dẫn thứ 4 thế giới hậu COVID-19
-
Nhiều kỳ vọng & cam kết
- Cam kết để có một khu vực Đông Nam Á không có sốt rét
- Châu Âu sau dịch và quy tắc nhập cảnh đối với du khách quốc tế
- Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ
- Nhiều biến thể phụ của Omicron có đồng nghĩa virus đang ngày càng đột biến?
- WHO: Số ca nhiễm COVID-19 toàn cầu đã giảm 12% trong tuần qua
- Thái Lan: Du lịch khởi sắc, nhưng sự phục hồi kinh tế vẫn bị đe doạ bởi lạm phát
- Hoàn tất công tác chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Mỹ
- Nhật Bản có kế hoạch nâng giới hạn nhập cảnh lên 20.000 người/ngày
- Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Chủ tịch thường trực Thượng viện Hoa Kỳ