Thế giới

Biến đổi khí hậu khiến năm 2022 trở nên nóng hơn, nhiều lũ lụt hơn

ClockThứ Tư, 29/06/2022 11:03
TTH.VN - Các hiện tượng thời tiết cực đoan – từ những đợt nắng nóng “như thiêu như đốt” đến những trận mưa lớn bất thường – đã gây nên nhiều biến động không nhỏ trên toàn cầu trong năm nay, với hàng nghìn người đã bị cướp đi mạng sống và hàng triệu người khác phải di dời.

Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậuADB: Chuỗi cung ứng toàn cầu cần được nâng cấp vì tương laiSóng nhiệt bủa vây Âu - ÁMỹ công bố nhiều dự án hàng chục triệu USD để hỗ trợ Việt NamBiến đổi khí hậu – mối đe dọa an ninh lớn nhất ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương

Biến đổi khí hậu khiến hiện tượng thời tiết khắc nghiệt xuất hiện ngày một nhiều. Ảnh minh họa: Reuters/Tuổi trẻ Online

Trong 3 tháng qua, mưa gió mùa đã gây ra lũ lụt thảm khốc ở Bangladesh, trong khi những đợt nóng đỉnh điểm lại tàn phá khu vực Nam Á và châu Âu. Cùng lúc đó, hạn hán kéo dài đã khiến hàng triệu người Đông Phi đứng trước bờ vực của nạn đói.

Các nhà khoa học cho biết, phần lớn điều này là do biến đổi khí hậu gây nên.

Ngày 28/6, một nhóm các nhà khoa học khí hậu đã công bố một nghiên cứu trên tạp chí Environmental Research: Climate. Trong đó, các nhà nghiên cứu đã xem xét kỹ lưỡng vai trò của biến đổi khí hậu đối với những sự kiện thời tiết riêng lẻ trong hai thập kỷ qua.

Các phát hiện ghi nhận những cảnh báo về sự nóng lên toàn cầu sẽ thay đổi thế giới của chúng ta như thế nào, đồng thời cũng làm rõ những thông tin còn thiếu sót.

Đồng tác giả nghiên cứu, nhà khoa học khí hậu tại Đại học Victoria, Wellington (New Zealand) Luke Harrington cho biết, đối với những đợt nắng nóng và mưa cực lớn, chúng ta có thể hiểu rõ hơn nhiều về cường độ của những sự kiện này đang thay đổi như thế nào do biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, mọi người lại ít hiểu biết hơn về việc biến đổi khí hậu ảnh hưởng thế nào đến cháy rừng và hạn hán.

Đối với bài đánh giá của mình, các nhà khoa học đã dựa trên hàng trăm nghiên cứu nhằm tính toán xem liệu biến đổi khí hậu ảnh hưởng như thế nào đến một sự kiện cực đoan, bằng cách sử dụng mô phỏng máy tính và quan sát thời tiết.

Thêm vào đó, khoảng cách dữ liệu lớn giữa các nước thu nhập cao và các nước thu nhập trung bình, thấp khiến cho việc hiểu những gì đang xảy ra ở những khu vực đó thậm chí còn khó khăn hơn.

Nắng nóng tăng cao

Với sóng nhiệt, rất có thể biến đổi khí hậu đang làm cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.

Đồng tác giả nghiên cứu, nhà khoa học môi trường tại Đại học Oxford Ben Clarke cho biết: “Khá nhiều đợt nắng nóng trên thế giới trở nên ngày càng dữ dội hơn và có nhiều khả năng là do biến đổi khí hậu”.

Nhìn chung, một đợt nắng nóng trước đây có 1/10 cơ hội xảy ra, thì nay, khả năng này tăng lên gấp 3 lần và đạt đỉnh ở mức nhiệt độ cao hơn khoảng 1oC so với khi không có biến đổi khí hậu.

Những đợt nắng nóng trên khắp Bắc Bán cầu vào tháng 6 – ghi nhận từ châu Âu cho đến Mỹ - làm nổi bật chính xác những gì được nêu lên trong bài nghiên cứu của các nhà khoa học, trong đó tần suất của các đợt nắng nóng đã tăng lên rất nhiều.

Mưa và lũ lụt

Tuần trước, tại Trung Quốc, sau những trận mưa lớn, nước này đã chứng kiến lũ lụt trên diện rộng. Các đợt mưa lớn đang trở nên ngày càng phổ biến và dữ dội hơn. Đây là kết quả của việc không khí ẩm hơn, giữ nhiều độ ẩm hơn. Bởi vậy, các đám mây bão “cũng trở nên nặng hơn” trước khi chúng vỡ ra thành nước và rơi xuống tạo mưa.

Tuy nhiên, tác động là khác nhau tại các khu vực, với một số nơi lại “không nhận đủ mưa”.

Hạn hán

Đối với hạn hán, các nhà khoa học lại gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tìm hiểu xem biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến hạn hán như thế nào.

Một số vùng đã bị khô hạn liên tục. Nghiên cứu cho thấy rằng, nhiệt độ ấm hơn ở Tây Mỹ đang làm tan chảy lớp băng tuyết nhanh hơn và dẫn đến tình trạng bốc hơi...

Cháy rừng

Các đợt nắng nóng và điều kiện hạn hán cũng đang làm trầm trọng thêm những vụ cháy rừng, đặc biệt là các đám cháy lớn – những vụ cháy rừng trên diện tích hơn 100.000 mẫu Anh.

Lửa bùng lên khắp tiểu bang New Mexico của Mỹ vào hồi tháng 4, sau một đám cháy nhỏ vốn có thể kiểm soát được, nhưng lại xảy ra trong điều kiện khô hạn hơn mức cho phép và đã vượt khỏi tầm kiểm soát. Các đám cháy đã tiêu rụi 341.000 mẫu Anh (khoảng 138.000 ha)...

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh nghiên cứu khoa học

Phong trào nghiên cứu khoa học trong học sinh với nhiều đề tài có tính ứng dụng cao đã góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học.

Học sinh nghiên cứu khoa học
Australia cảnh báo rủi ro tài chính nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu

Một báo cáo mới của Chính phủ Australia cảnh báo rằng tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng tồi tệ ở nước này có thể khiến các công ty bảo hiểm và ngân hàng rút dịch vụ của họ khỏi các cộng đồng dễ bị tổn thương trước các sự kiện cực đoan. Điều này có thể gây ra “hiệu ứng xếp tầng” trên toàn bộ nền kinh tế.

Australia cảnh báo rủi ro tài chính nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu tác động không cân xứng đến phụ nữ nông thôn

Các cộng đồng nông thôn trên toàn thế giới đang phải vật lộn với những thách thức ngày càng tăng do cuộc khủng hoảng khí hậu gây ra. Khi thiên tai xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn, các điều kiện môi trường ngày càng khắc nghiệt hơn, gánh nặng đối với những cộng đồng này càng tăng lên. Tuy nhiên, phụ nữ là người phải chịu gánh nặng nặng nề nhất từ những tác động này, bao gồm cả những tổn thất đáng kể về tài chính.

Biến đổi khí hậu tác động không cân xứng đến phụ nữ nông thôn
Nghiên cứu khoa học công nghệ: Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn

Để tạo ra một sản phẩm khoa học công nghệ (KHCN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn. Và, kết quả nghiên cứu KHCN đòi hỏi phải quay trở lại phục vụ thực tiễn cuộc sống, được chuyển giao, ứng dụng, thương mại hóa để không lãng phí tiền tài, kỳ vọng.

Nghiên cứu khoa học công nghệ Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn
Return to top