ClockThứ Ba, 14/11/2017 06:36

Biển đổi khí hậu phá hủy nhiều di sản thiên nhiên thế giới

TTH.VN - Một báo cáo mới từ liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) cho biết, số lượng các di sản thiên nhiên thế giới đang bị tổn hại và có nguy cơ bị phá hủy do ảnh hưởng của sự nóng lên toàn cầu đã tăng gần gấp đôi trong vòng 3 năm.

Mỹ và các nước G7 khó có thể thu hẹp khác biệt về vấn đề khí hậuLHQ cảnh báo nguy cơ gia tăng tình trạng tử vong do nắng nóngLHQ: Vùng Caribbean cần tăng cường nỗ lực để ứng phó hạn hán

Núi Kilimanjaro - một kỳ quan thiên nhiên có nguy cơ bị phá hủy do ảnh hưởng của biến đổi khi hậu. Ảnh: The guardian

Trong đó có rất nhiều quần thể di sản thiên nhiên nổi tiếng trải dài từ Quần đảo Galapagos đến khu vực Amazon và những địa điểm khác bao gồm các hang đá vôi ở Hungary, Slovakia các khu bảo tồn bướm hoàng gia ở Mexico....

Ngoài ra, các rạn san hô được mệnh danh là lớn nhất bán cầu bắc tại khu vực từ Seychelles tới Belize cũng chịu ảnh hưởng nặng nề, do tác hại của nền nhiệt nước biển đang ngày càng tăng. Bên cạnh đó, sự nóng lên toàn cầu đã làm diện tích các dòng sông băng trên núi thu hẹp nhanh chóng.

Thêm vào đó, các hệ sinh thái khác như vùng đất ngập nước nhiệt đới Everglades đang chịu những tác động mạnh mẽ do sự xâm nhập ngày càng sâu của nước biển. Bão, sóng thần và nhiều hiện tượng tự nhiên cũng được xem làm một trong những tác nhân làm nặng nề thêm các thảm họa này, khi nhiều hòn đảo đã bị ngập sâp trong nước và hàng chục địa điểm khác đang phải đối mặt với nguy cơ biến mất vĩnh viễn, nhiều cánh rừng đã bị tàn phá nặng nề và khó có thể khôi phục lại nguyên trạng do bị lửa thiêu rụi.

Phát biểu trước báo giới truyền thông tại Hội nghị lần thứ 23 của Liên Hiệp quốc về biến đổi khí hậu (COP 23), ông Inger Andersen, giám đốc IUCN tuyên bố: “ Bảo vệ di sản thiên nhiên thế giới là trách nhiệm của cộng đồng quốc tế và chính phủ các nước đã tham gia ký kết thỏa thuận chung Paris”.

Biến đổi khí hậu là tác nhân chính đang phá hủy 1/3 trong số 241 di sản thiên nhiên thế giới. Trong trường hợp sự nóng lên toàn cầu diễn ra ngày càng phức tạp, nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng lớn đến nhiều ngành nghề, đặc biệt là ngành du lịch địa phương nói riêng và quốc tế nói chung.

Nhận thấy tầm quan trọng của các di sản thiên nhiên thế giới trong công cuộc phát triển kinh tế, các quốc gia cần nhanh chóng triển khai nhiều kế hoạch và biện pháp, nhằm ngăn chặn và đối phó với tác động của biến đổi khí hậu, trước khi điều tồi tệ nhất có thể xảy ra.

Đan Lê (Lược dịch từ The Guardian)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Return to top