ClockChủ Nhật, 05/02/2017 12:59

Biến động nguồn nhân lực

TTH - Ta hay thường nghe: “Ba ngày tết, bảy ngày xuân”, cũng là nói cái sự kéo dài của tết vậy. Tết là sum vầy, vui tươi, phấn khởi, gặp gỡ, chúc tụng, hỉ xả… Dù có thể hiện ở cung bậc nào thì tết cũng thời gian của sự vui tươi. Chính vì vui tươi cho nên nó hay kéo dài.

Ngành dệt may thu hút lượng lớn lao động. Ảnh: Thanh Hương

Thật ra điều này không phải là không cần thiết. Trên thực tế, đối với bộ phận lao động tự do, nếu không ảnh hưởng gì nhiều đến công việc, hoặc công việc này có thể sắp xếp vào khi khác thì hôm nay đi xem một lễ hội mùa xuân, thăm một người quen thân… cũng là hữu ích. Nếu đi du lịch thì nó còn có ý nghĩa về nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, kích cầu tiêu dùng… Chẳng thế mà ta thấy những năm gần đây, Bộ Lao động -  Thương binh & Xã hội thường hay tham mưu cho Chính phủ cho phép các đơn vị trong hệ thống nhà nước làm bù để những ngày lễ tết nghỉ dài hơn.

Nhưng thường cái gì cũng đều có tính hai mặt. Vui với người này, nhóm người này nhưng lại là cái khó cho một bộ phận người kia. Cho nên mỗi người, mỗi tổ chức, mỗi đơn vị cũng nên tự đặt ra và điều chỉnh để mọi sự vui tươi đừng thái quá. Phàm đã thái quá là không hay, không tốt rồi.

Ai không biết nhưng các doanh nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh lo nhất là tết. Trước tết thì lo lương, thưởng. Một năm ăn nên làm ra thì không nói gì. Gặp một năm có nhiều khó khăn, đơn hàng và dòng tiền trục trặc … thì nỗi lo của doanh nghiệp còn nhiều hơn. Sau tết là lo sự biến động nguồn nhân công. Các doanh nghiệp sử dụng càng nhiều nhân công thì càng lo việc này. Bởi nhân công ở TP. Hồ Chí Minh phần nhiều là từ các tỉnh thành trong cả nước đổ về làm việc, rất dễ biến động.

Doanh nghiệp ở tỉnh ta thì chắc ít lo hơn về việc này. Thứ nhất là việc làm từ các doanh nghiệp tạo ra không phải là quá nhiều như ở thành phố lớn là TP. Hồ Chí Minh. Công nhân phần đông  là người dân tại địa phương hoặc nội tỉnh. Chỉ cần doanh nghiệp ổn định, trả lương theo một mặt bằng nào đó là người lao động gắn bó. Cho nên ta thường thấy sau tết, khoảng mùng 5, mùng 6 trở lại là các doanh nghiệp đều “ra quân” sản xuất kinh doanh. Nghĩa là tết không kéo dài nhiều. Có nhiều doanh nghiệp mới mùng 4 đã ra quân bán hàng khuyến mại để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ngay những ngày đầu năm và thu về một nguồn tiền lớn để quay vòng đầu tư sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, điều đấy không có nghĩa là các doanh nghiệp không quan tâm lắm đến điều này. Theo báo cáo của ngành lao động  - thương binh & xã hội, trong năm 2016 vừa qua, toàn tỉnh đã tạo ra 16.000 việc làm mới. Đây là con số cao trong tình hình nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Với chất lượng đào tạo nghề chưa cao như hiện nay, rất có thể một lực lượng lao động lớn mới gia nhập thị trường này cũng sẽ có nhiều biến động vì nhiều lý do, có thể là công việc không phù hợp hoặc không đáp ứng được nhu cầu công việc.

Một lĩnh vực khác cũng lo biến động lao động nhiều đó là ngành dệt may. Với chủ trương xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm dệt may của miền Trung, những năm qua, chúng ta thấy một làn sóng đầu tư mạnh mẽ ở lĩnh vực này. Cũng có nghĩa là dệt may đã và sẽ thu hút một lượng lớn lao động, bởi trong điều kiện các nhà máy chưa áp dụng nhiều công nghệ tự động hóa và trí tuệ nhân tạo vào thay thế, thì đây là ngành thâm dụng lao động nhiều nhất. Nhiều số liệu cho thấy, năm 2016, nhiều doanh nghiệp mở rộng sản xuất với qui mô rất lớn như Công ty TNHH May Vinatex Hương Trà cần đến 500 lao động, Công ty CP Dệt may Huế ở KCN Phú Đa cần đến 800 lao động…Với sự mở rộng này, nhiều doanh nghiệp đã “kêu” thiếu nguồn nhân lực.

Như vậy, chúng ta có thể hình dung bức tranh lao động của ngành dệt may sẽ diễn ra các xu hướng sau: Thứ nhất, rất có thể có sự chuyển dịch lao động từ doanh nghiệp dệt may này sang doanh nghiệp dệt may khác khi không phải môi trường làm việc và chế độ lương thưởng cho người lao động đều như nhau. Thứ hai, khi mới phát triển mở rộng ngành dệt may, ngoài lao động tại địa phương chúng ta thấy một dòng “chảy ngược” lao động của ngành này từ miền Nam về Thừa Thiên Huế. Nay ngành dệt may đẩy mạnh đầu tư mở rộng hơn nữa, việc thiếu nguồn nhân lực trong hiện thời là điều dễ hiểu. Để bù đắp sự thiếu hụt này, trong tương lai, rất có thể Huế sẽ thu hút một lượng lao động từ nơi khác đến. Với những lý do này, những biến động về nhân lực nguồn nhân lực sẽ diễn ra. Đây là điều mà các doanh nghiệp cần tính đến.

Nguyên Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh

Chiều 10/4, tại Nghệ An, Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu kinh doanh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng và Trường đại học Kinh tế Nghệ An tổ chức hội thảo khoa học Quốc gia “Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững”.

Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh
Đoàn Đại biểu Quốc hội Hàn Quốc cùng các nhà đầu tư đến thăm, làm việc tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2

Ngày 25/3, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Hàn Quốc do Thượng nghị sĩ Quốc hội, thành viên Ủy ban Y tế phúc lợi, Ủy ban Phụ nữ và gia đình Quốc hội Hàn Quốc Choi Younsuk làm trưởng đoàn cùng đại diện Bộ Y tế Phúc lợi Hàn Quốc, Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại Đà Nẵng, nhà đầu tư, giám đốc điều hành các doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế Hàn Quốc đến thăm, tìm hiểu cơ chế đầu tư giai đoạn 2 tại Bệnh viện Trung ương Huế Cơ sở 2.

Đoàn Đại biểu Quốc hội Hàn Quốc cùng các nhà đầu tư đến thăm, làm việc tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2
Đầu tư nguồn lực và nhân lực phát triển khoa học công nghệ

Không phải đợi đến lúc thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị mà từ trước đó, Thừa Thiên Huế đã đặt mục tiêu xây dựng tỉnh trở thành một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ (KH&CN). Cơ sở để hiện thực hóa kỳ vọng này là vì Thừa Thiên Huế có đội ngũ trí thức hùng hậu, có cơ sở hạ tầng, thiết chế về khoa học công nghệ, cơ sở thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Đầu tư nguồn lực và nhân lực phát triển khoa học công nghệ
Return to top