Thế giới

Biến thể Delta đứng sau sởi về khả năng lây nhiễm

ClockThứ Bảy, 31/07/2021 08:05
TTH.VN - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cảnh báo các nhà lập pháp Hạ viện Mỹ rằng biến thể Delta càn khắp đất nước cũng dễ lây lan như bệnh thủy đậu, khả năng lây truyền khủng khiếp hơn biến thể COVID-19 ban đầu và có thể khiến người cao tuổi ốm nặng hơn, ngay cả khi họ đã được tiêm chủng đầy đủ.

Thế giới đối mặt với biến chủng SARS-CoV-2 đáng sợ nhấtWHO: Biến thể Delta sẽ thống trị thế giới trong những tháng tớiBiến thể Delta gây ra sự không chắc chắn mới cho phục hồi kinh tếThế giới: Biến thể Delta trì hoãn kế hoạch trở lại bình thườngĐa dạng hoá nguồn vaccine và nguồn lực để bảo vệ người dân tốt hơn

Biến thể Delta của COVID-19 vẫn đang thống trị trên toàn thế giới. Ảnh minh họa: Dream Times/Người Lao động

Khả năng lây nhiễm cực cao

Theo dữ liệu đã được xác nhận bởi cơ quan y tế liên bang, biến thể Delta, hiện có mặt ở ít nhất 132 quốc gia và đã trở thành chủng virus chiếm ưu thế ở Mỹ, có khả năng lây truyền cao hơn cả cảm cúm thông thường, cúm Tây Ban Nha vào năm 1918, bệnh đậu mùa, Ebola, MERS và SARS. Chỉ có bệnh sởi là dường như lây lan nhanh hơn biến thể Delta.

Các quan chức của CDC nhận định “Chiến tranh đã thay đổi”.

Với tình hình này, các quan chức y tế cho biết, các nhà lãnh đạo liên bang và tiểu bang nên tuyên truyền cho công chúng về lợi ích của việc tiêm vaccine. Trong đó tiêm chủng vaccine COVID-19 là cách giảm nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong “gấp 10 lần, thậm chí là cao hơn”, cùng lúc cũng giảm nguy cơ nhiễm bệnh xuống “3 lần”.

Tuy giảm, nhưng vẫn có thể tái nhiễm

Theo giới chuyên gia, vaccine ngăn ngừa hơn 90% việc xuất hiện tình trạng bệnh nặng, song có thể kém hiệu quả hơn khi nhắc đến việc ngăn ngừa khả năng lây lan, do đó khả năng khiến cộng đồng xuất hiện tình trạng lây nhiễm giữa những người đã được tiêm chủng vẫn có thể xảy ra. Điều này được thể hiện rõ nhất khi trong tổng số 162 triệu người dân Mỹ đã được tiêm chủng, mỗi tuần lại ghi nhận khoảng 35.000 ca nhiễm có triệu chứng.

Nói cụ thể hơn, về trường hợp tái nhiễm sau tiêm, CDC cho biết, tính đến ngày 19/7, 5.914 người được tiêm chủng đầy đủ đã phải nhập viện hoặc tử vong do COVID-19. Các trường hợp đột biến xảy ra ở những người đã tiêm chủng thường là do người dân vẫn tiếp tục tụ tập động người và nằm trong nhóm những người không tác dụng với vaccine.

Nhìn chung, các nhân viên của CDC vẫn cho rằng các nhà lãnh đạo liên bang và tiểu bang nên xem xét đến nhiệm vụ vaccine, đặc biệt là với nhân viên y tế, cũng như tiếp tục đeo khẩu trang quy mô lớn và giảm thiểu tương tác cộng đồng để đảm bảo hơn nữa vấn đề an toàn. Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 39/7 tuyên bố, chính quyền của ông sẽ yêu cầu nhân viên liên bang chứng minh tình trạng tiêm chủng của họ, hoặc bắt buộc phải tuân theo một loạt các quy trình nghiêm ngặt về an toàn.

Các thông tin trên được đưa ra 2 ngày sau khi CDC đảo ngược các hướng dẫn y tế trước đó và khuyến cáo người dân Mỹ đã được tiêm phòng đầy đủ, sống tại những khu vực có tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 cao nên tiếp tục đeo khẩu trang trong các không gian công cộng trong nhà. Theo phân tích của CNBC, các hướng dẫn áp dụng cho khoảng 2/3 dân số Mỹ.

“Cuộc chiến không còn là cuộc chiến với virus nữa. Ở một mức độ nào đó, nó cũng là cả cuộc chiến của chính chúng ta”, Tiến sĩ Paul Offit, Ủy viên Ủy ban tư vấn vaccine thuộc Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) nhận định.

Trong một thông tin có liên quan, cũng theo các quan chức y tế liên bang, những người bị nhiễm biến thể Delta mang virus trong đường mũi nhiều gấp 1.000 lần so với khi mắc các chủng khác, từ đó dẫn đến khả năng lây truyền cao hơn ngay cả trong số những người đã được tiêm chủng. CDC lưu ý, các nghiên cứu ở Canada, Singapore và Scotland chỉ ra rằng tỷ lệ nhập viện, phải sử dụng máy thở, nguy cơ thiếu oxy, viêm phổi hoặc tử vong ở những người bị nhiễm biến thể Delta cao hơn.

Giám đốc CDC, Tiến sĩ Rochelle Walensky cho biết, ở Ấn Độ, biến thể Delta tiếp tục gây ảnh hưởng nặng nề đến những người chưa được tiêm chủng và một số người tuy đã tiêm chủng nhưng vẫn có thể mang một lượng virus cao hơn và vẫn có khả năng lây nhiễm cho người khác.

Có thể nói, khi có cái nhìn đa chiều đến các nước khác, các quan chức Mỹ ngày càng quan ngại rằng đại dịch tiếp tục đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân nước này.

“Tôi vô cùng lo ngại về tỷ lệ nhiễm COVID-19 gia tăng nhanh chóng ở các bang trên toàn cầu do biến thể Delta gây ra”, Hạ nghị sĩ James E. Clyburn, D-s.C., khẳng định. Đồng thời ông cũng lưu ý rằng số trường nhiễm COVID-19 mới đã tăng 145% trong 2 tuần qua và các ca nhập viện, tử vong đang tăng trở lại. Sự thay đổi đột ngột này có nguy cơ làm suy yếu những tiến bộ đáng kể mà Mỹ đã đạt được trong năm nay để vượt qua đại dịch.

Các tổ chức tăng tốc nghiên cứu

Phía WHO cũng đang tăng tốc nghiên cứu tìm hiểu lý do vì sao biến thể Delta dễ lây lan hơn và có khả năng làm trầm trọng bệnh hơn so với các chủng khác.

“Có một số đột biến nhất định trong biến thể Delta, ví dụ như đột biến cho phép virus bám vào tế bào dễ dàng hơn. Bản thân virus khi bắt đầu đã là một chủng nguy hiểm. Đây lại là một loại virus có khả năng lây nhiễm cao, với khả năng lây nhiễm cao gấp đôi so với các chủng tổ tiên”, Tiến sĩ Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật về dịch bệnh khẩn cấp của WHO chia sẻ.

Dựa trên những gì virus phát triển và thay đổi theo thời gian, WHO cũng cho rằng các biến thể nguy hiểm khác hoàn toàn có thể xuất hiện khi các nước đấu tranh để phân phối vaccine, tiến hành tiêm chủng cho người dân.

Một trong những phương án giải quyết do Tiến sĩ Maria Van Kerkhove đưa ra rằng các quốc gia bắt buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp y tế công cộng, như thực hiện giãn cách xã hội và đeo khẩu trang, trong khi các nước giàu có hơn phân phối nhiều vaccine hơn trên khắp thế giới, đặc biệt là cho các nước có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất.

Tiến sĩ Bruce Aylward, cố vấn cấp cao của Tổng giám đốc WHO cho rằng thế giới cần “khoảng 70% mức độ bao phủ của khả năng miễn dịch toàn cầu để thực sự làm chậm quá trình lây nhiễm và giảm nguy cơ xuất hiện các biến thể mới”.

Cập nhật số liệu COVID-19 trên toàn cầu, tính đến 7h13p ngày 31/7, thế giới ghi nhận hơn 197,9 triệu ca nhiễm COVID-19, hơn 4,2 triệu ca tử vong và gần 178,9 triệu bệnh nhân đã bình phục sau khi nhiễm bệnh.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC & Worldmeters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Một bé gái bị chó cắn phải khâu 50 mũi

Chiều ngày 14/3, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 cho biết đang tiếp nhận điều trị một bệnh nhi (BN) bị chó cắn nghiêm trọng phải khâu 50 mũi, trong đó có nhiều vết thương ở mặt.

Một bé gái bị chó cắn phải khâu 50 mũi
Philippines nhận được cam kết đầu tư 5 tỷ USD từ các công ty Đức, Mỹ

Trong tuần này, Philippines đã nhận được các cam kết đầu tư trị giá khoảng 5 tỷ USD từ các công ty Đức và Mỹ vào các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe và năng lượng. Đây có thể được xem là những chiến thắng lớn cho đất nước khi cạnh tranh với các quốc gia khác trong khu vực về vốn nước ngoài.

Philippines nhận được cam kết đầu tư 5 tỷ USD từ các công ty Đức, Mỹ
​Giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các xã nghèo

Từ ngày 5/3 đến 15/3 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện A Lưới, Phú Lộc, Phong Điền, Phú Vang kiểm tra, giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các trường học có bán trú thuộc 25 xã nghèo.

​Giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các xã nghèo
Mỹ ghi nhận mùa đông ấm nhất lịch sử

Theo dữ liệu từ Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), mùa đông này là mùa đông ấm nhất từng được ghi nhận ở lục địa Mỹ - dấu hiệu mới nhất cho thấy thế giới đang hướng tới một kỷ nguyên chưa từng có do khủng hoảng khí hậu.

Mỹ ghi nhận mùa đông ấm nhất lịch sử
Return to top