Thế giới

Biến thể Delta hiện đã thống trị toàn cầu

ClockThứ Bảy, 19/06/2021 11:01
TTH.VN - Biến thể Delta của COVID-19, lần đầu tiên được xác định tại Ấn Độ hiện đã trở thành biến thể thống trị toàn cầu, các nhà khoa học trưởng tại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho hay.

Chuyên gia y tế cảnh báo về mối đe dọa COVID-19 ở Olympic TokyoEU huy động đợt đầu 20 tỷ euro cho quỹ phục hồi kinh tếAnh đối mặt làn sóng dịch thứ ba với khả năng 40.000 người chết vì biến thể DeltaEU nhất trí nới lỏng hạn chế đi lại trong mùa hèMỹ chạy đua tiêm chủng để giảm sự lây lan của biến thể Delta

Biến thể Delta đang khiến tiến trình đối phó với đại dịch COVID-19 ngày càng khó khăn hơn. Ảnh minh họa: Internet/Người Lao động

Trong đó, Anh đã báo cáo về sự gia tăng mạnh mẽ trong số ca nhiễm với biến thể Delta. Cùng lúc, các quan chức y tế công cộng hàng đầu của Đức cũng dự đoán biến thể này sẽ nhanh chóng trở thành biến thể thống trị tại Đức, bất chấp tỷ lệ tiêm chủng tăng.

Tại Mỹ, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết số ca tử vong và nhập viện do đại dịch COVID-19 đang giảm mạnh ở những nơi mà người dân tích cực tiêm chủng, song tại một số khu vực khác, “tình hình đang diễn tiến nghiêm trọng hơn”.

Trước tình trạng này, Tổng thống Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris kêu gọi người dân tiêm chủng vaccine COVID-19, bởi Mỹ có thể sẽ bỏ lỡ mục tiêu tiêm chủng của Nhà Trắng vào ngày 4/7 là hoàn thành tiêm ít nhất 1 mũi vaccine COVID-19 cho 70% dân số trưởng thành của nước này do chính sự lây lan mạnh mẽ và rộng khắp của biến thể Delta.

“Hành động ngay bây giờ. Phải hành động ngay bây giờ”, Ông Joe Biden nhấn mạnh trong một phát biểu đưa ra tại Nhà Trắng, qua đó kêu gọi những người chưa tiêm chủng nhanh chóng đi tiêm.

Được biết, tính đến ngày 18/6, khoảng 65,1% người dân Mỹ đã tiêm ít nhất 1 mũi vaccine và con số này chỉ tăng lên 1% trong 2 tuần qua. Để Mỹ đạt được mục tiêu đã đề ra, tỷ lệ này cần phải tăng hơn gấp đôi trong vòng 2 tuần tới. Hiện tại chỉ có 15 bang và Washington, DC đạt được mức này.

“Khi bạn tiêm vaccine cho chính mình, điều đó có nghĩa bạn sẽ không thể trở thành tác nhân truyền bệnh cho người khác bởi bạn khó có thể nhiễm COVID-19. Đó có thể được coi là cách thức lan rộng tình yêu thương đến những người hàng xóm của mình”, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris nhận định.

Trong một thông tin có liên quan, trong vòng 150 ngày, Mỹ đã triển khai tiêm chủng được 300 triệu liều vaccine COVID-19. Giới chuyên gia cho hay, nỗ lực của ông Joe Biden nhằm thúc đẩy tiến trình tiêm chủng kể từ khi ông nhậm chức vào tháng 1/2021 đã đạt được nhiều thành quả, thể hiện qua việc số ca nhiễm COVID-19, số ca bệnh nặng phải nhập viện và số ca tử vong đã giảm đi trông thấy, xuống mức thấp nhất kể từ khi đại dịch bùng phát vào đầu năm 2020.

Không chỉ ở các nước phát triển, diễn biến đại dịch ở châu Phi cũng rất đáng phải xem xét. Cụ thể, các quan chức của WHO cho biết châu Phi vẫn là khu vực đáng lo ngại, mặc dù nơi đây chỉ chiếm 5% số ca nhiễm và 2% số trường hợp tử vong do dịch trên toàn cầu.

Giám đốc Chương trình Sức khỏe Khẩn cấp của WHO Mike Ryan cho biết, số ca nhiễm mới của Namibia, Sierra Leone, Liberia và Rwanda đã tăng gấp đôi trong tuần trước, trong khi khả năng tiếp cận vaccine vẫn còn rất thấp.

“Đây là một quỹ đạo dịch bệnh rất đáng quan tâm. Thực tế phũ phàng là trong thời đại xuất hiện nhiều biến thể của đại dịch, với khả năng lây truyền ngày càng tăng, chúng ta đã bỏ sót các khu vực dân cư rộng lớn, dân số dễ bị tổn thương của châu Phi không được bảo vệ bởi vaccine”, Giám đốc Mike Ryan nhận xét.

Tính đến 9h10p ngày 19/6, thế giới ghi nhận hơn 178 triệu ca nhiễm COVID-19, trong đó số ca tử vong là hơn 3,8 triệu người và hơn 163,1 triệu bệnh nhân đã bình phục.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA& Worldmeters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dịch COVID-19 gia tăng ở Đông Nam Á:
Chuyên gia nhấn mạnh trách nhiệm cá nhân

Những ngày vừa qua, chứng kiến số ca mắc COVID-19 gia tăng nhanh chóng đã khiến các nhà chức trách ở Đông Nam Á tăng cường các biện pháp nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, như lắp đặt máy quét thân nhiệt tại các điểm nhập cảnh quốc tế và kêu gọi công chúng đeo khẩu trang.

Chuyên gia nhấn mạnh trách nhiệm cá nhân
Sốt xuất huyết sẽ trở thành mối đe dọa lớn ở Mỹ, Nam Âu và châu Phi trong thập kỷ này

Reuters ngày 6/10 dẫn lời nhà khoa học trưởng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, sốt xuất huyết sẽ trở thành “mối đe dọa lớn” ở miền nam nước Mỹ, Nam Âu và một số khu vực ở châu Phi trong thập kỷ này, do nhiệt độ ấm hơn tạo điều kiện cho sự lây lan của muỗi mang mầm bệnh.

Sốt xuất huyết sẽ trở thành mối đe dọa lớn ở Mỹ, Nam Âu và châu Phi trong thập kỷ này
Return to top