Thế giới

Biến thể virus SARS-CoV-2 bắt nguồn từ Nam Phi lây nhiễm cao hơn biến thể ở Anh

ClockThứ Năm, 24/12/2020 14:52
TTH.VN - Các quan chức y tế của Anh vừa xác định biến thể thứ hai của virus SARS-CoV-2 bắt nguồn từ Nam Phi, chỉ sau vài ngày khi phát hiện biến thể thứ nhất của chủng virus gây ra đại dịch COVID-19. Giới chuyên gia bày tỏ lo ngại chủng virus này có thể làm trầm trọng hơn tình hình dịch bệnh.

Anh đối mặt với nguy cơ bị cô lập khi các nước đóng cửa biên giới để chống dịchAnh: Chủng dịch COVID-19 mới đã ngoài tầm kiểm soátTrung Quốc tiếp tục các chính sách hỗ trợ duy trì phục hồi kinh tếItaly vượt Anh, trở thành nước có số ca tử vong do Covid-19 cao nhất châu ÂuHàn Quốc: Một sinh viên tái chế khẩu trang thành ghế ngồi trong đại dịch COVID-19

Các nước nỗ lực hành động, đưa ra các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt để tránh dịch COVID-19 lây lan. Ảnh minh họa: AP/Tuổi trẻ

Tuyên bố được đưa ra khi Anh xác nhận hai bệnh nhân dương tính với virus SARS-CoV-2 trong tuần này và cả hai đều liên quan đến những du khách từ Nam Phi.

Ở Anh, nơi người dân đối mặt với nhiều hạn chế di chuyển do biển thể virus đầu tiên đã chính thức tạm ngưng cấp phép nhập cảnh cho người từ Nam Phi. Nhiều quốc gia khác trên thế giới như Đức và Thụy Điển cũng mở rộng quy định về lệnh cấm đi lại từ áp dụng cho Anh đến cấm nhập cảnh đối với bất kỳ ai từ Nam Phi. Ngày 23/12 vừa qua, chính phủ Đức cho biết lệnh cấm của nước này sẽ kéo dài đến ít nhất là 6/1/2021.

Về phía Anh, chính quyền cũng yêu cầu những ai đã ở Nam Phi và có tiếp xúc với người ở Nam Phi trong vòng 2 tuần qua nhanh chóng thực hiện cách ly.

Tiến sĩ Susan Hopkins của Cơ quan Y tế Cộng đồng Anh nhận định, hai chủng virus ở Anh và Nam Phi “rất khác nhau”. Song cả hai đều có điểm chung là “dường như dễ lây nhiễm hơn”. Hiện các chuyên gia vẫn đang tìm hiểu về biến thể ở Nam Phi và khá tự tin rằng hệ thống y tế hiện có sẽ giúp hạn chế sự lây lan.

Về phía Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock, ông cũng cho rằng biến thể này rất đáng được quan tâm vì nó dễ lây nhiễm hơn. Đồng thời biến thể mới dường như đột biến xa hơn so với biến thể virus xuất hiện ở Anh.

Trong đó, các biến thể ở Anh được cho là có khả năng lây nhiễm cao hơn 70% so với chủng virus xuất hiện ở Vũ Hán (Trung Quốc) – tâm dịch COVID-19 đầu tiên trên thế giới.

Khi được hỏi về hiệu quả của vaccine COVID-19 phát triển bởi Hãng dược Pfizer và đối tác BioNTech, Tiến sĩ Susan Hopkins cho rằng vaccine tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ, có phạm vi rộng và hoạt động tốt để chống lại rất nhiều biến thể của virus. Hiện chưa có bằng chứng cho thấy vaccine sẽ không hoạt động.

Tính đến 11h22p ngày 24/12 theo giờ Việt Nam, thế giới ghi nhận hơn 79 triệu ca nhiễm COVID-19, hơn 1,7 triệu người tử vong và 55,648 triệu người đã bình phục. Số ca nhiễm ở Anh hiện là hơn 2,1 triệu ca, hơn 69 trường hợp tử vong. Nam Phi cũng gần chạm mốc 960.000 ca nhiễm, và hơn 25.600 ca tử vong.

Đan Lê (Lược dịch từ Dw & Worldmeters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm

Các biện pháp phòng, chống được triển khai đồng bộ, có hiệu quả nên đến thời điểm này, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) chưa xảy ra. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm, tái bùng phát dịch bệnh GSGC.

Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Một công đôi việc

Thời tiết đang chuyển mùa với nóng, lạnh, nồm ẩm đan xen nên nguy cơ mắc bệnh và lây lan dịch bệnh trên vật nuôi là rất cao. Theo thông tin mới nhất, dịch cúm gia cầm H5N1 đang xuất hiện tại một số tỉnh thành phía Bắc và phía Nam; cùng với một số dịch bệnh khác trên đàn vật nuôi vẫn đang tiềm ẩn.

Một công đôi việc
Return to top