ClockThứ Tư, 06/04/2022 15:52

Biến vườn tạp thành vườn kinh tế

TTH - Để đẩy mạnh khai thác tiềm năng, lợi thế vùng gò đồi, xã Hương Bình (TX. Hương Trà) triển khai kế hoạch “biến” những diện tích vườn tạp ở đây thành vườn kinh tế.

Tìm hướng phát triển kinh tế gia đìnhVừa phát triển kinh tế, vừa giúp cộng đồngVườn cây trái xanh mướt của anh A Mi

Chăm sóc quýt theo hướng hữu cơ ở trang trại anh Nguyễn Bá Lộc

Chính quyền tiếp sức

Hương Bình có trên 900 hộ dân, nhà nào cũng có vườn, có cây ăn quả, nhưng ít được chăm chút. Theo ông Nguyễn Văn Hòa (65 tuổi), người địa phương, thu nhập từ vườn hầu như không được bà con tính vào nguồn thu kinh tế của gia đình hàng năm, đồng nghĩa vườn có đó mà như không.

Nhận thấy tiềm năng về kinh tế vườn của vùng đất gò đồi màu mỡ đang “ngủ quên”, chính quyền xã Hương Bình đã lên kế hoạch “đánh thức”, với phương châm “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Đảng ủy xã yêu cầu “cán bộ, đảng viên phải tiên phong cải tạo vườn mình trước rồi mới tuyên truyền, vận động người dân. Nghị quyết của Đảng ủy xã cũng đặt ra mỗi tổ chức đoàn thể vận động cải tạo vườn tạp, phát triển vườn đồi 1-2 mô hình/năm.

Đồng thời, nhờ có sự hỗ trợ một phần vốn mua cây giống, phân bón chăm sóc, tập huấn áp dụng khoa học kỹ thuật… từ các chương trình, dự án đã giúp người dân mở rộng quy mô trồng cây ăn quả.

Phó Chủ tịch UBND xã Hương Bình, ông Nguyễn Quốc Sương Vũ bày tỏ: Nhờ vận động, đến giờ, Hương Bình có trên 80ha diện tích trồng cây ăn quả, chủ yếu trồng những cây có giá trị kinh tế cao như: Bưởi da xanh, thanh trà, cam V2, quýt, chôm chôm, thanh long ruột đỏ, chuối… Một số mô hình đã cho thu nhập khá cao nên việc cải tạo vườn tạp trong dân được phát triển và đầu tư. Trong đó, có 5 vườn quy mô, trên 200 hộ có vườn lớn, có thể cải tạo, phát triển. Phấn đấu đến 2025, xã có thể chuyển đổi thêm hơn 20ha nữa, nâng diện tích trồng cây ăn quả lên trên 100ha.

“Cải tạo vườn tạp phải được triển khai một cách đồng bộ từ xã đến thôn, các ngành đến tận người dân; không nóng vội, không thành tích, dễ làm trước, khó làm sau. Mục tiêu cốt lõi là thay đổi tư duy, nhận thức, cách nghĩ, cách làm, tiếp cận thị trường của người dân từ đó tạo sinh kế, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững”, ông Vũ nói.

"Quả ngọt" trên vùng đồi

Chủ trương và chính sách, kèm theo sự hỗ trợ về nhiều mặt của chính quyền địa phương đang tạo động lực thúc đẩy người dân Hương Bình cải tạo vườn nhà, vườn đồi thành vườn kinh tế.

Dẫn chúng tôi thăm vườn cây ăn quả đang trong giai đoạn kiến thiết, mở rộng, anh Nguyễn Hoàng, thôn Bình Sơn chia sẻ, trên diện tích 2ha, anh trồng bưởi da xanh, cam, chăn nuôi bò từ 2018 đến nay và đang chuẩn bị trồng thêm 1ha bưởi. Cả diện tích rộng được anh đầu tư vòi tưới tự động, bưởi được trồng ngay hàng thẳng lối, có khoảng cách phù hợp để cây phát triển.

“Hai năm nay, bưởi đã cho trái bói. Cây bưởi hợp với thổ nhưỡng, khí hậu ở đây, lại được chăm sóc chu đáo nên phát triển rất tốt, cho quả to, đều đẹp, mọng nước, chất lượng ngon nên thương lái lên tận vườn thu mua. Dù mới có một số cây cho thu hoạch nhưng giá trị kinh tế mang lại rất cao”, anh Hoàng hồ hởi.

Cách đó không xa, trang trại của anh Nguyễn Bá Lộc với 2ha cam, quýt, hơn 1ha thanh trà cũng lên xanh mướt. Ổi, bưởi da xanh, đu đủ cũng cho trái sai quả. Dự án trồng cây ăn quả theo hướng sản xuất hữu cơ của anh Lộc được địa phương ủng hộ, trang trại của anh được xem là điển hình của mô hình chuyển đổi cây trồng hiệu quả ở địa phương và được lãnh đạo thị xã đánh giá cao. Anh Lộc cho hay, năm nay anh sẽ trồng thêm 2ha bưởi da xanh, thanh trà, nâng quy mô vườn lên 5ha.

Phó Chủ tịch UBND xã Hương Bình vui mừng: “Phong trào phát triển cây ăn quả, kinh tế trang trại là hướng đi đúng đang được người dân Hương Bình tích cực hưởng ứng và thực hiện có hiệu quả, đã khai thác tốt đất vườn đồi và nguồn lao động dồi dào trong nông thôn. Nhiều hộ gia đình làm giàu từ kinh tế trang trại, gia trại; thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Thời gian tới, xã tiếp tục đẩy mạnh trồng cây ăn quả với 4 loại cây chủ lực: Bưởi da xanh, thanh trà, cam, quýt. Đồng thời, khuyến khích người dân đầu tư những mô hình trồng cây ăn quả có giá trị, chuyển dần các vườn tạp sang trồng cây ăn quả theo hướng tập trung, áp dụng kỹ thuật ra hoa trái vụ…

“Xã đã lên kế hoạch xây dựng nhiều vườn kiểu mẫu, chất lượng cao, trong đó tập trung 2 loại cây ăn quả đủ về diện tích và chất lượng để xây dựng nhãn hiệu Thanh trà và Bưởi da xanh Hương Bình. Phấn đấu đến hết năm 2025, những hộ cải tạo vườn tạp phát triển vườn đồi có thu nhập khá và có hơn 100 vườn được hình thành và cho thu nhập cao”, ông Vũ thông tin.

Bài, ảnh: Liên Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia:
Tháo gỡ “nút thắt” về cơ sở pháp lý

Dự kiến, Chính phủ sẽ ban hành quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Với quy hoạch này, “nút thắt” về cơ sở pháp lý để xây dựng Đại học Huế thành Đại học Quốc gia (ĐHQG) sẽ được tháo gỡ.

Tháo gỡ “nút thắt” về cơ sở pháp lý
Đình làng Dương Phẩm thành phế tích

Từng là ngôi đình làng nổi tiếng bên dòng sông An Cựu thơ mộng gắn liền với lịch sử hình thành vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân và đô thị Huế hôm nay, nhưng hiện tại, đình làng Dương Phẩm ở tại địa chỉ 153 Phan Đình Phùng TP. Huế chỉ còn là phế tích.

Đình làng Dương Phẩm thành phế tích
Đừng biến mùa hè của trẻ thành học kỳ thứ 3

Chưa tổng kết cuối năm, nhiều phụ huynh đã ngược xuôi tìm thầy giỏi cho con học thêm. Mùa hè là lúc để trẻ em vui chơi, thư giãn sau một năm học vất vả. Tuy nhiên, với nhiều em mùa hè lắm khi trở thành “ác mộng”.

Đừng biến mùa hè của trẻ thành học kỳ thứ 3
Khi giới trẻ hóa thân thành... ca sĩ

Cùng với sự nở rộ của studio và các trang, thiết bị hiện đại, việc sở hữu bản thu âm, MV cá nhân đã trở thành thú vui, sự lựa chọn đầy hấp dẫn để giới trẻ xứ Huế thỏa thích theo đuổi đam mê ca hát.

Khi giới trẻ hóa thân thành  ca sĩ

TIN MỚI

Return to top