ClockThứ Bảy, 15/09/2018 09:15

Biết cách lắng nghe

TTH - “Cũng dễ thôi mà mẹ!” - Đó là câu trả lời của con gái khi tôi hỏi về môn học tiếng Việt lớp 1 theo công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại. Hiện nay cháu đã lên lớp 3 và cũng là thế hệ học sinh học theo chương trình tiếng Việt lớp 1 theo công nghệ giáo dục.

Quan điểm của Bộ GD&ĐT về sách Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục

Chào đón học sinh lớp 1, năm học 2018-2019 tại hệ thống giáo dục Vicoschool

“Cũng dễ thôi mà mẹ!” - Đó là câu trả lời của con gái khi tôi hỏi về môn học tiếng Việt lớp 1 theo công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại. Hiện nay cháu đã lên lớp 3 và cũng là thế hệ học sinh học theo chương trình tiếng Việt lớp 1 theo công nghệ giáo dục.

Con trai học lớp 1 chưa từng qua lớp học thêm nào cũng trả lời như vậy khi nhìn bảng hình minh họa ô vuông, tròn, tam giác. theo cách dạy của cô giáo, cháu cũng có thể đọc được những câu thơ trong sách tiếng Việt lớp 1 theo công nghệ giáo dục.

Vì có con đang độ tuổi tiểu học và cũng theo học chương trình tiếng Việt theo công nghệ giáo dục nên tôi cũng như nhiều phụ huynh, rất quan tâm đến những đổi mới trong giáo trình này. Ban đầu tôi khá “hoang mang” khi bản thân mình chưa từng tiếp xúc, học qua cách này nên khá lo lắng, sợ con mình không thể đọc tròn vành, rõ chữ, không phân biệt được nguyên âm, phụ âm, âm đệm, âm ghép… Thế nhưng, sau khi kết thúc lớp 1, con gái tôi cũng chưa từng theo học thêm bất kỳ lớp nào về chương trình công nghệ giáo dục vẫn đọc thông, viết thạo, dù đôi lúc vẫn còn sai lỗi chính tả, song với học sinh lớp một, như thế là ổn.

Thế nên, tôi không cảm thấy lo lắng nữa khi cậu con trai học tiếng Việt lớp 1 theo công nghệ giáo dục, bởi tôi tin, các chương trình đã đưa vào giảng dạy ít nhất cũng phải đáp ứng các tiêu chí cần có, nhất là đối với chương trình giáo dục tiểu học.

Tôi không dám bàn về trình độ, nhận thức của phụ huynh khi họ chưa hoặc không ủng hộ chương trình dạy tiếng Việt lớp 1 theo công nghệ giáo dục. Tôi chỉ muốn nói đến con trẻ, nói đến sự tiếp thu, lĩnh hội của chúng và phương pháp dạy của giáo viên. Cũng theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, 100% giáo viên giảng dạy bộ môn tiếng Việt công nghệ giáo dục đều đã được tập huấn đáp ứng yêu cầu giảng dạy. Tất nhiên là vẫn có giáo viên dạy tốt, giáo viên dạy chưa như mong muốn, song về cơ bản, họ điều nắm và dạy đúng chuẩn quy định. Thế thì, vấn đề còn lại là ở con cháu của chúng ta mà thôi.

Trẻ lớp 1 như tờ giấy trắng, nếu chúng chưa qua những lớp học thêm phương pháp cũ thì với chương trình công nghệ giáo dục, chúng sẽ học, tiếp thu bình thường, thậm chí là tốt hơn đối với những cháu có tố chất tốt, như cách nói của con gái tôi và nhiều bạn cùng trang lứa với cháu thì cũng bình thường, thậm chí là “dễ thôi mà”. Bởi suy cho cùng, dù phương pháp dạy có hay và khoa học, thầy cô có giỏi, nhiệt tâm nhưng nếu con trẻ không chăm chỉ, không cần cù, chịu khó… thì cũng khó có kết quả học tập tốt.

Tôi không mong con mình trở thành giáo sư hay nhân vật nổi tiếng nào, chỉ mong cháu đọc thông, viết thạo, biết cách tư duy tốt và sống có trách nhiệm, bao dung, lạc quan, tích cực… và nghĩ, không thể mang đến cho con những điều đó khi bố mẹ luôn có cái nhìn tiêu cực với các vấn đề, đụng đâu mắng đó mà thiếu đi sự bình tĩnh và không biết cách lắng nghe. Cái mới và cuộc sống luôn cần thời gian để chứng minh và có những điều chỉnh phù hợp nhưng nếu không chấp nhận cái mới, thì tụt hậu sẽ là điều không thể tránh.

Bài, ảnh: Tâm Huệ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

Ngày 14/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Quỹ Giáo dục Huế hiếu học (Quỹ) tổ chức trao học bổng học kỳ 2 năm học 2023 – 2024 cho các sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó
Giúp người dân hình thành các hành vi sức khoẻ

Sáng 10/4, tại Trạm Y tế phường Thuỷ Biều, TP. Huế, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế phối hợp với Tổ chức Arpan Global, Hoa Kỳ tổ chức ngày hội sức khoẻ (Health Fair) năm 2024.

Giúp người dân hình thành các hành vi sức khoẻ
Khi người học được “chấm điểm” người dạy

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT (Thông tư 01) về chuẩn cơ sở giáo dục đại học; trong đó, có một tiêu chí rất được quan tâm là tỷ lệ người học hài lòng với giảng viên về chất lượng và hiệu quả giảng dạy không thấp hơn 70%.

Khi người học được “chấm điểm” người dạy
Phân luồng giáo dục, định hướng nghề nghiệp cho học sinh

Ngày 6/4, Trường cao đẳng Công nghiệp (CĐCN) Huế tổ chức hội nghị phân luồng giáo dục lần thứ 4, năm 2024. Chương trình được phối hợp với các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở trên địa bàn về một số hoạt động giáo dục, hướng nghiệp gắn với mục tiêu việc làm bền vững cho học sinh, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo theo định hướng phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.

Phân luồng giáo dục, định hướng nghề nghiệp cho học sinh
Return to top