Biểu tình lớn chống dự luật an ninh sửa đổi bùng phát tại Nhật
TTH.VN - Hàng nghìn Nhật ngày 30/8 đã xuống đường tuần hành tại các thành phố lớn, để phản đối đạo luật an ninh sửa đổi dự kiến sẽ cho phép binh sỹ Nhật tham chiến ở nước ngoài.
Lực lượng an ninh ứng phó người biểu tình tại Tokyo hôm 30/8 (Ảnh: AP)
Đám đông người biểu tình đã giơ cao các biểu ngữ phản đối chiến tranh, trong khi nhiều học sinh, sinh viên hô khẩu hiệu phản đối Thủ tướng Shinzo Abe và chính sách quốc phòng mới.
Theo AP, ngoài những thành phần thường thấy trong các cuộc biểu tình tại Nhật như thành viên các tổ chức công đoàn hay các nhà hoạt động cánh tả, cuộc biểu tình bên ngoài tòa nhà quốc hội tại Tokyo ngày 30/8 còn có nhiều bà mẹ dắt theo con nhỏ.
“Nói không với dự luật chiến tranh”, “loại bỏ đạo luật đó ngay” là những khẩu hiệu được nhiều người hô vang.
Những cuộc tuần hành quy mô nhỏ hơn cũng được ghi nhận tại nhiều thành phố khác của Nhật. Họ phản đối một loạt các dự luật ra đời dựa trên cách diễn giải mới bản Hiến pháp Hòa bình, theo đó sẽ mở rộng vai trò của quân đội Nhật.
Các cuộc tuần hành như trên bắt đầu diễn ra đầu năm nay, nhưng đến tháng 7 thì tăng mạnh về quy mô, khi đảng cầm quyền của Thủ tướng Abe cùng liên minh của mình đệ trình dự luật lên Hạ viện, bất chấp phản đối mạnh mẽ từ các đảng khác. Kết quả khảo sát dư luận cho thấy, đa phần người dân Nhật phản đối các dự luật này.
Liệu các cuộc biểu tình trên có là tín hiệu cho những thay đổi rộng lớn hơn trong xã hội Nhật Bản vẫn là điều cần được kiểm chứng. Rất có thể biểu tình sẽ kết thúc khi kỳ nghỉ Hè qua đi, và đạo luật sẽ được thông qua như dự kiến.
Theo các đạo luật này, Lực lượng Tự vệ Nhật Bản sẽ lần đầu được phép tham gia giao chiến trong trường hợp “phòng thủ tập thể”, khi các đồng minh của Nhật như Mỹ bị tấn công.
Thượng viện Nhật hiện đang bàn luận về đạo luật này và dự kiến sẽ phê chuẩn trong tháng tới. Nhưng nếu không được thượng viện thông qua, dự luật sẽ được gửi trở lại hạ viện để bỏ phiếu lần 2. Nếu hạ viện phê chuẩn, dự luật sẽ có hiệu lực thi hành.
Thanh Tùng (Theo Dân trí)
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo (27/06)
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh (27/06)
- Việt Nam tăng 39 bậc chỉ số chất lượng sống tốt nhất thế giới (27/06)
- Nhiều vấn đề nóng được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 (27/06)
- Du lịch Đông Nam Á đang phục hồi với nhiều thách thức (26/06)
- Mỹ vẫn tin tưởng khả năng khôi phục thỏa thuận hạt nhân với Iran (26/06)
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu (26/06)
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7 (26/06)
-
G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7
- Phục hồi không đều, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu
- IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ có lãi vào năm 2023
- Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai
- Chủ nghĩa đa phương và hợp tác - hi vọng cho tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu
- Hàng triệu người bị mắc kẹt trong lũ ở Bangladesh và Ấn Độ
- Không còn quá nhiều yêu cầu đối với du khách quốc tế khi đến Thái Lan
-
222 triệu trẻ em trên toàn thế giới đang cần được hỗ trợ giáo dục
- Israel ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân COVID-19 chuyển nặng tăng 95%
- Xem xét tăng cường viện trợ trong bối cảnh “siêu khủng hoảng”
- Châu Âu cân nhắc sử dụng than đá để đảm bảo nguồn cung khí đốt
- Quan hệ giữa ASEAN và Canada còn nhiều tiềm năng để phát triển
- IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ có lãi vào năm 2023
- Hàn Quốc ghi nhận 2 ca nghi nhiễm đậu mùa khỉ đầu tiên
- Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai
- COVID-19: Tiêm chủng giúp giảm hơn 1/2 số ca tử vong trên toàn cầu
- Không ngừng vun đắp và gìn giữ mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Campuchia