Biểu tình ở Malaysia: Thủ tướng Najib Razak kêu gọi đoàn kết
TTH.VN - Kênh truyền thông BBC sáng nay (31/8) đưa tin, trước cuộc biểu tình kéo dài 2 ngày qua của người dân Malaysia yêu cầu Thủ tướng bãi nhiệm, nhà lãnh đạo Najib Razak của nước này vẫn bác bỏ yêu cầu từ chức và kêu gọi đoàn kết quốc gia.
Hàng vạn người đã xuống đường biểu tình vào cuối tuần qua, kêu gọi Thủ tướng Najib từ chức với cáo buộc ông biển thủ hàng trăm triệu USD công quỹ. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo nước này phủ nhận cáo buộc biển thủ hơn 700 triệu USD được chuyển vào 1MDB, quỹ đầu tư do Thủ tướng Najib thành lập năm 2009 như tin tức do tờ do tờ Wall Street Journal tiết lộ lần đầu tiên hồi đầu tháng 7/2015 vừa qua.
Ông Najib tuyên bố, biểu tình “không phải là cách thức thích hợp để bày tỏ ý kiến trong một quốc gia dân chủ”.
Trước đó, Thủ tướng Najib cho thôi việc một số quan chức cao cấp, những người chỉ trích cách ông xử lý vụ bê bối này. Ủy ban chống tham nhũng của Malaysia đã xác minh rằng, số tiền trên đến từ các nhà tài trợ nước ngoài.
Cảnh sát cho biết có khoảng 25.000 người tham gia cuộc biểu tình kéo dài 2 ngày qua, dù nhóm vận động dân chủ Bersih đứng sau các cuộc biểu tình đưa ra con số có đến 300.000 người tham dự lúc cao điểm.
Phát biểu nhân ngày Quốc khánh Malaysia hôm qua (30/8), Thủ tướng Najib tuyên bố rằng, rõ ràng những người dân còn lại vẫn ủng hộ Chính phủ.
Hãng thông tấn Bernama dẫn lời ông Najib nói, "chúng ta không bao giờ cho phép bất cứ ai từ bên trong hoặc bên ngoài, tự dưng đột nhập và phá hủy các thành quả mà chúng ta đã xây dựng được cho đến nay". "Tất cả chúng ta hãy cùng nhớ rằng, nếu chúng ta không đoàn kết gắn bó, sẽ không giải quyết được vấn đề gì. Khi đó, tất cả những gì chúng ta đã nỗ lực xây dựng sẽ bị phá vỡ".
Ông cho biết cuộc biểu tình "gây rối trật tự công cộng và gây bất tiện cho người dân" chứ không phản ánh sự trưởng thành và "không phải là kênh thích hợp để bày tỏ ý kiến trong một quốc gia dân chủ".
Liên minh Mặt Trận Dân tộc (Barisan Nasional) của Thủ tướng Najib đã cầm quyền ở Malaysia từ khi nước này giành độc lập 58 năm trước. Tuy nhiên, sự ủng hộ của người dân giành cho đảng này đang ngày càng giảm đi trong các cuộc bầu cử gần đây.
Phong trào chống lại ông Najib được thúc đẩy bởi ảnh hưởng của cựu Thủ tướng Mahathir Mohamed – người cũng tham gia cuộc biểu tình ở Kuala Lumpur ngày hôm qua (30/8).
Ông Mahathir, người lãnh đạo Malaysia từ năm 1981-2003 và trước đây là một đồng minh của Thủ tướng Najib nói rằng không thể chấp nhận ông Najib tiếp tục ở vị trí hiện tại và kêu gọi người biểu tình "phế truất" ông Najib.
Các cuộc biểu tình ở Kuala Lumpur được coi là bất hợp pháp, nhưng vẫn được phép diễn ra, và đã kết thúc một cách hòa bình vào cuối ngày hôm qua.
Trước đó, cuộc biểu tình được tổ chức bởi phong trào Bersih đều bị giải tán khi cảnh sát sử dụng hơi cay và vòi rồng để khống chế người biểu tình.
Bảo Nghi (lược dịch từ BBC & Thedailystar)
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo (27/06)
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh (27/06)
- Việt Nam tăng 39 bậc chỉ số chất lượng sống tốt nhất thế giới (27/06)
- Nhiều vấn đề nóng được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 (27/06)
- Du lịch Đông Nam Á đang phục hồi với nhiều thách thức (26/06)
- Mỹ vẫn tin tưởng khả năng khôi phục thỏa thuận hạt nhân với Iran (26/06)
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu (26/06)
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7 (26/06)
-
G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7
- Phục hồi không đều, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu
- IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ có lãi vào năm 2023
- Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai
- Chủ nghĩa đa phương và hợp tác - hi vọng cho tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu
- Hàng triệu người bị mắc kẹt trong lũ ở Bangladesh và Ấn Độ
- Không còn quá nhiều yêu cầu đối với du khách quốc tế khi đến Thái Lan
-
222 triệu trẻ em trên toàn thế giới đang cần được hỗ trợ giáo dục
- Israel ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân COVID-19 chuyển nặng tăng 95%
- Xem xét tăng cường viện trợ trong bối cảnh “siêu khủng hoảng”
- Châu Âu cân nhắc sử dụng than đá để đảm bảo nguồn cung khí đốt
- Quan hệ giữa ASEAN và Canada còn nhiều tiềm năng để phát triển
- IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ có lãi vào năm 2023
- Hàn Quốc ghi nhận 2 ca nghi nhiễm đậu mùa khỉ đầu tiên
- Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai
- COVID-19: Tiêm chủng giúp giảm hơn 1/2 số ca tử vong trên toàn cầu
- Không ngừng vun đắp và gìn giữ mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Campuchia