ClockThứ Ba, 06/05/2014 13:11

Bình Điền khá lên nhờ rừng

TTH - Những ngày đầu tháng 4 này, chúng tôi lên, một xã vùng gò đồi thị xã Hương Trà. Bình Điền đã có những chuyển biến mạnh mẽ cả về kinh tế lẫn chính trị, xã hội. Có được điều đó là nhờ chính sách phát triển kinh tế rừng của xã, cộng với người dân ngày càng chí thú hơn với việc phát triển rừng.

Xã Bình Điền có đa phần diện tích là đồi rừng. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã xác định rừng chính là thế mạnh, là chìa khóa giảm nghèo bền vững cho bà con nông dân. Vì vậy, xã đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng đối với cuộc sống, được người dân hưởng ứng, tích cực. Hiện nay, trên địa bàn xã có 12.000 ha rừng, trong đó 430 ha thuộc dự án WB3 và 1.100 ha người dân đang trồng và chăm sóc. Trong năm 2013-2014, được sự quan tâm của tỉnh và thị xã đã thu hồi 66 ha đất rừng của các lâm trường giao cho bà con, tạo điều kiện cho bà con phát triển sản xuất.

Rừng động lực phát triển kinh tế của Bình Điền

Chúng tôi được giới thiệu về hộ gia đình ông Nguyễn Mạo, một trong những hộ phát triển mạnh nghề rừng. Con trai ông Mạo hiện là Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã, cho hay: “Gia đình anh đang trồng 16 ha rừng. Nếu tính trung bình mỗi ha thu lãi 60 triệu đồng thì với 16 ha rừng, sau 5 đến 6 năm phát triển gia đình ông thu gần 1 tỷ đồng. Như thế trung bình mỗi năm gia đình ông cũng thu nhập gần 200 triệu từ trồng rừng. Đó là chưa kể 4 ha cao su, trong đó 2 ha đang thu hoạch mỗi tháng cho thu nhập hơn 4 triệu đồng.

Từ hiệu quả của việc phát triển rừng và sự ổn định của thị trường thu mua cây lấy gỗ làm nguyên liệu giấy nên nhiều hộ gia đình đã chủ động phát triển rừng trên diện tích của mình. Nhiều hộ còn tập trung vốn mua từ vài ha đến hàng chục ha của các hộ khác để tiện trong việc mở rộng diện tích canh tác. Hiện nay, bình quân 1 ha keo, tràm thâm canh tốt mật độ có thể lên đến trên 3.000 cây, khai thác lúc 5 - 7 năm tuổi sẽ cho năng suất khoảng 120 - 150 tấn gỗ nguyên liệu, bán xong trừ hết chi phí còn thu nhập khoảng 60 triệu đến 80 triệu đồng. Riêng cây cao su nếu mủ được giá một ha có thể cho thu nhập trên 500 ngàn đồng/ngày. Tuy nhiên, tại thời điểm này giá mủ cao su đang xuống nên bà con chỉ thu khoảng 300 ngàn đồng/ngày.
Xã Bình Điền được đánh giá là một trong những xã có phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi khá mạnh so với các địa phương khác trong toàn tỉnh. Nhiều hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh, trung ương nhờ trồng, khai thác và vận chuyển gỗ rừng trồng, nhất là ở các thôn như Bình Lộc, Vinh An, Đông Hòa... Hiện, hộ trồng ít cũng có khoảng 0,5 ha, hộ trồng nhiều lên đến cả 20 ha. Ngoài ra, trồng rừng cũng giúp giải quyết hàng trăm lao động ở địa phương. Số lao động này chủ yếu được thuê mướn với tiền công 150 ngàn đồng đến 300 ngàn đồng/ngày để trồng mới, chăm sóc cây non trong những năm đầu và khai thác khi cây đến tuổi. Các đơn vị ươm cây giống, vật tư nông nghiệp cũng thu nhập khá nhờ cung ứng dịch vụ cho trồng rừng.
Ông Trần Tranh, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Điền kể: Trước đây, đời sống của người dân nơi đây gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu phát triển kinh tế là theo hình thức tự cung tự cấp, thu nhập chỉ dựa vào cây sắn, hạt lúa, hạt ngô trên nương, trên rẫy. Năm nào thời tiết không thuận lợi thì năm ấy có đến vài tháng thiếu đói. Thiếu kinh nghiệm lẫn kỹ thuật, người dân trong xã chủ yếu tự nhân giống cây con để trồng vì thế cây khi phát triển không đảm bảo về chất lượng. Nhờ sự quan tâm và đầu tư của Nhà nước và các dự án nhất là dự án WB3 tiến hành giao đất, giao rừng tập huấn kỹ thuật cũng như cung cấp giống đạt chất lượng cho bà con. Từ đây đưa trồng rừng trở thành hướng phát triển kinh tế chủ lực của người dân địa phương. Người dân ở đây còn biết thực hiện có hiệu quả phương châm “lấy ngắn nuôi dài” thông qua việc trồng các loại cây ngắn ngày xen dưới những tán rừng keo, tràm, cao su để có thêm nguồn thu nhập.
Một thực tế hiện nay, tổng diện tích rừng của địa phương là 12.000 ha nhưng đa phần là của các lâm trường và các công ty, số đất rừng do xã và nhân dân quản lý chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Vì thế, chưa thể phát huy hết được tiềm năng thế mạnh của địa phương.
Bài, ảnh: Hoàng Loan
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi, đê điều, điều phối nguồn nước và phối hợp các địa phương nạo vét các kênh mương, hồ chứa bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước phòng chống hạn mặn.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân

Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Hội Nông dân (HND) các cấp đã giải ngân, tổ chức nhiều dự án (DA) sinh kế mang lại hiệu quả thiết thực cho hội viên, nông dân (HVND).

Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân
Return to top