Thế giới

BioNTech sẽ phát triển vaccine sốt rét theo công nghệ mRNA

ClockThứ Ba, 27/07/2021 09:07
TTH.VN - Tiếp nối thành công trong việc điều chế vaccine ngừa COVID-19 theo công nghệ mới, hãng dược BioNTech (Đức) mới đây tuyên bố, sẽ phát triển vaccine sốt rét đầu tiên dựa trên công nghệ mRNA và đặt mục tiêu bắt đầu thử nghiệm lâm sàng loại vaccine này vào cuối năm 2022, trong một nỗ lực loại trừ căn bệnh lây truyền do muỗi.

WHO hướng tới loại trừ bệnh sốt rét ở 25 quốc giaWHO sẽ tiếp tục thử nghiệm hydroxychloroquine trong cuộc chiến chống COVID-19Công bố vaccine chống sốt rét đầu tiên trên thế giớiBệnh sốt rét có thể được loại bỏ vào năm 2050Đông Nam Á: Lây lan sốt rét đa kháng thuốc

Sản xuất vaccine ngừa COVID-19 tại một cơ sở của BioNTech ở thành phố Marburg, Đức. Ảnh: Baoquocte

BioNTech, công ty đã phối hợp với đối tác Pfizer (Mỹ) để phát triển vaccine COVID-19, hôm qua (26/7) cũng nói rằng đang cân nhắc việc sản xuất vaccine ở châu Phi như một phần của nỗ lực mở rộng năng lực sản xuất và tăng cường khả năng tiếp cận vaccine trên toàn cầu.

Ông Ugur Sahin, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập BioNTech cho biết: “Phản ứng đối với đại dịch đã cho thấy khoa học và đổi mới có thể làm thay đổi cuộc sống của con người, khi tất cả các bên liên quan cùng nhau hướng tới một mục tiêu chung”.

Các nhà khoa học trên khắp thế giới đã làm việc trong nhiều thập kỷ để phát triển một loại vaccine ngăn ngừa bệnh sốt rét - căn bệnh lây nhiễm cho hàng triệu người mỗi năm và giết chết hơn 400.000 người, trong đó hầu hết là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở những vùng nghèo nhất của châu Phi.

Vaccine chủng ngừa sốt rét đầu tiên và duy nhất được cấp phép trên thế giới hiện nay là Mosquirix, được phát triển bởi hãng dược GlaxoSmithKline sau nhiều năm thử nghiệm lâm sàng ở một số quốc gia châu Phi, nhưng chỉ có hiệu quả khoảng 30%.

Dẫn đầu bởi Adrian Hill, một trong những nhà khoa học phát triển vaccine Oxford-AstraZeneca ngừa COVID-19, các nhà nghiên cứu tại Viện Jenner của Oxford cũng đang phát triển một loại vaccine sốt rét mới tiềm năng cho thấy nhiều hứa hẹn sau cuộc thử nghiệm kéo dài cả năm qua.

Các nhà khoa học cho biết vaccine theo công nghệ MRNA sẽ thúc đẩy cơ thể con người tạo ra một loại protein là một phần của mầm bệnh, kích hoạt phản ứng miễn dịch.

Theo thông tin từ BioNTech, hãng này sẽ đánh giá nhiều vaccine tiềm năng và chọn ra loại có triển vọng nhất để thử nghiệm lâm sàng, dự kiến ​​bắt đầu vào cuối năm sau.

Công ty cũng đang cân nhắc việc thiết lập dây chuyền sản xuất vaccine mRNA ở châu Phi, với các đối tác hoặc của hãng, như một phần của nỗ lực mở rộng năng lực sản xuất ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.

BioNTech không tiết lộ dự án sẽ được tài trợ như thế nào, nhưng cho biết Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Ủy ban Châu Âu và các tổ chức khác đã đề nghị hỗ trợ trong việc thiết lập cơ sở hạ tầng cần thiết.

BioNTech cũng có kế hoạch bắt đầu thử nghiệm lâm sàng một loại vaccine tiềm năng phòng bệnh lao vào năm 2022 và đang làm việc với các đối tác để phát triển vaccine chống lại 9 bệnh truyền nhiễm khác nhau, cũng như vaccine ngừa ung thư.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Return to top