Thế giới

Bloomberg: Nền kinh tế thế giới có nguy cơ “phân kỳ nguy hiểm”

ClockChủ Nhật, 04/04/2021 13:19
TTH.VN - Tạp chí Bloomberg ngày hôm nay (4/4) có bài viết cho hay, nền kinh tế thế giới đang trên đà tăng trưởng nhanh nhất trong hơn nửa thế kỷ trong năm nay; tuy nhiên, những khác biệt và thiếu sót có thể khiến nền kinh tế toàn cầu không thể sớm đạt được mức cao như trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra.

Nhiều dấu hiệu khả quan rằng ASEAN sẽ phục hồi vào năm 2021Những bài học từ một năm dịch bệnh

Bloomberg cho rằng, nền kinh tế thế giới đang đứng trước sự phục hồi không cân xứng giữa các quốc gia. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Không giống như hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, sự phục hồi có vẻ không cân xứng, một phần là do việc triển khai vaccine ngừa COVID-19 và sự hỗ trợ tài chính khác nhau giữa các quốc gia. Những nền kinh tế tụt hậu hầu hết là các thị trường mới nổi và khu vực đồng euro, nơi Pháp và Italy đã quyết định gia hạn các biện pháp hạn chế đối với hoạt động kinh tế để ngăn chặn dịch bệnh.

“Mặc dù triển vọng đã được cải thiện về tổng thể, nhưng triển vọng đang phân kỳ một cách nguy hiểm. Vaccine vẫn chưa có sẵn cho tất cả mọi người và ở mọi nơi. Có quá nhiều người tiếp tục phải đối mặt với tình trạng mất việc làm và nghèo đói gia tăng. Quá nhiều quốc gia đang bị tụt lại phía sau”, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Kristalina Georgieva lưu ý trong một bài phát biểu hồi tuần trước.

Kết quả là có thể phải mất nhiều năm để nhiều nền kinh tế trên thế giới tham gia cùng với Mỹ và Trung Quốc trong việc phục hồi hoàn toàn từ đại dịch. Cũng theo IMF, đến năm 2024, sản lượng thế giới sẽ vẫn thấp hơn 3% so với dự báo được đưa ra trước đại dịch, trong đó các quốc gia phụ thuộc vào du lịch và dịch vụ bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Sự phân kỳ nói trên được ghi nhận bởi tập hợp các dự báo mới của Bộ phận nghiên cứu kinh tế Bloomberg Economics, cho thấy mức tăng trưởng toàn cầu khoảng 1,3% trong 3 tháng đầu năm 2021. Tuy nhiên, trong khi nền kinh tế của Mỹ đang phục hồi, thì các nền kinh tế của Pháp, Đức, Italy, Vương quốc Anh, và Nhật Bản đang bị thu hẹp. Ở các thị trường mới nổi, nền kinh tế Trung Quốc vượt xa Brazil, Nga, và Ấn Độ.

Cho cả năm 2021, Bloomberg Economics dự báo mức tăng trưởng toàn cầu sẽ ở mức 6,9%, đánh dấu mức tăng nhanh nhất kể từ những năm 1960. Phần lớn sẽ phụ thuộc vào tốc độ mà các quốc gia có thể chủng ngừa cho dân số của họ. Nguy cơ cho thấy, càng mất nhiều thời gian thì khả năng càng lớn dịch bệnh COVID-19 vẫn tiếp tục là mối đe dọa toàn cầu, đặc biệt là nếu các biến thể mới phát triển.

Trong một động thái liên quan, Hệ thống theo dõi việc tiêm vaccine trên thế giới Vaccine Tracker của Bloomberg chỉ ra rằng, trong khi Mỹ đã triển khai số liều vaccine tương đương với gần 1/4 dân số, thì Liên minh châu Âu (EU) vẫn chưa đạt 10%, và tỷ lệ ở Mexico, Nga và Brazil là dưới 6%.

Lê Thảo (Lược dịch từ Bloomberg)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đa dạng nội dung, hình thức truyền tải để phát triển kinh tế báo chí

Nguồn thu của các tòa soạn báo (kinh tế báo chí) hiện đang sụt giảm nghiêm trọng nên đã đến lúc cần thay đổi nội dung, hình thức truyền tải đến độc giả. Việc thay đổi phải linh hoạt theo từng tòa soạn nhằm mục đích kéo nhiều độc giả đến với mình, vì chỉ khi có độc giả thì sẽ có nguồn thu trở lại.

Đa dạng nội dung, hình thức truyền tải để phát triển kinh tế báo chí
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Return to top