ClockThứ Ba, 23/05/2017 08:22

Bỏ công chức, viên chức: Giá như giáo viên có thể sống bằng lương

Ở nhiều nước trên thế giới, giáo viên sống được bằng lương, được tự quyết ở nhiều lĩnh vực và được đề bạt chức vụ một cách minh bạch.

Bộ GD-ĐT sẽ triển khai thí điểm không còn công chức, viên chức trong giáo viên, việc tuyển dụng sẽ theo chế độ hợp đồng "có vào - có ra" và sẽ được hưởng chế độ đãi ngộ lớn, nhiều nhà giáo đã bày tỏ sự ủng hộ.

Nhiều người cho rằng, nếu thực hiện trả lương cao cho giáo viên để họ có thể sống được bằng nghề, không phải lo đến việc dạy thêm-học thêm và làm thêm các công việc khác nhằm tăng thu nhập thì chắc chắn các trường học sẽ thu hút được người giỏi vào giảng dạy.

Việt Nam có thể học hỏi từ mô hình đào tạo, tuyển dụng và chính sách lương, chế độ đãi ngộ, ưu tiên đề bạt chức vụ của các nước trên thế giới.

Từng giảng dạy và công tác ở nhiều nước trên thế giới, GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết, Đài Loan tính toán rất kỹ đối với sinh viên sư phạm từng chuyên ngành sau khi học xong là có việc làm trong mỗi năm.

Còn ở Pháp có chế độ khuyến khích đối với học sinh giỏi thi vào các trường sư phạm. Sau khi tốt nghiệp, hầu hết sinh viên sư phạm đều có việc làm ngay.

 

Lương bổng, chế độ đãi ngộ cho giáo viên ở Đài Loan, Pháp và nhiều nước thuộc khu vực Bắc Âu rất cao. Giáo viên có thể sống được bằng nghề, chính sách lương bổng, không phải lo nghĩ đến việc dạy thêm- học thêm.

Tuy nhiên, để giáo viên có thể đạt được mức lương cao và chế độ đãi ngộ tốt, các trường học đều đưa ra chế tài rất chặt chẽ. Cứ khoảng 5 năm một lần, giáo viên phải sát hạch tiêu chuẩn giảng dạy. Nếu giáo viên không đạt được chuẩn nghề nghiệp, chuyên môn theo quy định đề ra thì có thể bị điều chuyển sang công việc khác hoặc nhà trường cho dừng hợp đồng lao động.

Nhiều giáo viên mong muốn có thể sống được bằng lương mà không phải lo nghĩ đến việc dạy thêm-học thêm (ảnh minh họa)

Giáo viên không phải lo dạy thêm-học thêm

Theo Giáo sư, tiến sĩ khoa học, Viện sĩ, nhà giáo nhân dân Phạm Minh Hạc, ở nhiều nước trên thế giới không chức danh công chức, viên chức giáo viên như ở Việt Nam. Giáo viên, giảng viên sẽ được hưởng theo bậc lương riêng, không giống với những ngành nghề khác.

Tại Hàn Quốc, giáo viên trung học được trả lương 7.000 USD/tháng. Như vậy, giáo viên có thể sống được bằng nghề nên họ có thời gian đọc sách, sáng tạo trong giảng dạy, thực nghiệm, chứ không phải lo nghĩ đến việc dạy thêm-học thêm hay làm thêm các công việc khác để có thêm thu nhập như ở Việt Nam.

Là giảng viên của ĐH Minnesota (Mỹ), GS Paul Glewwe cho biết, để thu hút giáo viên giỏi, Chính phủ Mỹ và các trường học đều có chính sách tăng lương cho giáo viên.

Ngoài ra, nhiều trường đã thực hiện việc giao quyền tự quyết trong lớp học cho giáo viên hơn. Ví dụ giáo viên có quyền tự quyết về các bài giảng, chương trình giảng dạy hay các hoạt động trong lớp học. Bên cạnh đó, các trường học còn rất minh bạch trong việc đề bạt, bổ nhiệm giáo viên vào các chức vụ hiệu trưởng, hiệu phó, trưởng khoa...

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khi người học được “chấm điểm” người dạy

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT (Thông tư 01) về chuẩn cơ sở giáo dục đại học; trong đó, có một tiêu chí rất được quan tâm là tỷ lệ người học hài lòng với giảng viên về chất lượng và hiệu quả giảng dạy không thấp hơn 70%.

Khi người học được “chấm điểm” người dạy
Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ tụt lại phía sau

Chuyên gia giáo dục toàn cầu Tô Thụy Diễm Quyên (1 trong 20 người đầu tiên trên thế giới được Microsoft công nhận là chuyên gia giáo dục toàn cầu - người sáng lập Diễn đàn Giáo dục sáng tạo Việt Nam) mới đây đã có cuộc trò chuyện với phóng viên Báo Thừa Thiên Huế xung quanh những vấn đề về giáo dục hiện nay. Bà chia sẻ về áp lực của giáo viên, học sinh cùng trách nhiệm của cộng đồng, xã hội trong bối cảnh chương trình giáo dục liên tục thay đổi.

Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ tụt lại phía sau
Quản lý ngành dược theo thị trường, công khai, minh bạch, chất lượng an toàn

Quản lý ngành dược theo thị trường, đảm bảo công khai, minh bạch, có kiểm soát chất lượng an toàn, giá rẻ nhất. Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp nghe báo cáo về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, chiều 19/2, tại Trụ sở Chính phủ.

Quản lý ngành dược theo thị trường, công khai, minh bạch, chất lượng an toàn
Return to top