ClockThứ Năm, 07/02/2019 10:16

Bộ Nông nghiệp định hướng phát triển nhanh quy mô đàn lợn ngoại

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), định hướng phát triển chăn nuôi lợn đến năm 2020, tổng đàn lợn tăng 2%/năm, đạt khoảng 35 triệu con, trong đó, đàn lợn ngoại nuôi trang trại, công nghiệp chiếm 37%.

Theo đó, ngành chăn nuôi lợn sẽ phát triển nhanh quy mô đàn lợn ngoại theo hướng trang trại, công nghiệp ở nơi có điều kiện về đất đai, kiểm soát dịch bệnh và môi trường; duy trì ở quy mô nhất định hình thức chăn nuôi lợn lai, lợn đặc sản phù hợp với điều kiện chăn nuôi nông hộ và một số vùng.

Tổng đàn lợn tăng 2%/năm, đạt khoảng 35 triệu con, trong đó, đàn lợn ngoại nuôi trang trại, công nghiệp chiếm 37%.

Phấn đấu đến năm 2020 cả nước có 35 triệu con lợn.

Ông Nguyễn Xuân Dương - Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi- cho biết: Cục Chăn nuôi đã phối hợp các đơn vị liên quan và các địa phương thúc đẩy phát triển mô hình chuỗi liên kết trong chăn nuôi, giết mổ, chế biến thực phẩm và kết nối thị trường. Năm 2018, đã khởi công và hoàn thành nhiều hạng mục lớn.

Điển hình như nhà máy chế biến thịt ở Hà Nam với công suất 140.000 tấn thịt lợn/năm với công nghệ hiện đại đã khánh thành và đi vào hoạt động ngày 23/12/2018. Trước đó, nhà máy giết mổ, chế biến thịt lợn tại huyện Hải Hậu (tỉnh Nam Định) đã khánh thành và đi vào hoạt động từ tháng 11/2018 với công xuất 350.000 lợn thịt/năm…

Cục Chăn nuôi cũng đang tiếp tục phối hợp, hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai xuất khẩu lợn mạnh sang Myanmar, xuất khẩu thịt gà sang Nhật Bản và các cơ sở xuất khẩu lợn sữa, lợn choai sang Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore, Malaysia…. Phối hợp với các cơ quan, hỗ trợ hoàn thiện dự án xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với gia cầm và chuỗi thịt gà 4A phục vụ xuất khẩu tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa….

Về những nhiệm vụ trọng tâm của ngành chăn nuôi trong năm 2019, ông Dương chia sẻ: Ngành sẽ tiếp tục tập trung phát triển đàn lợn, các doanh nghiệp triển khai các giải pháp nhằm hạn chế tăng giá thức ăn chăn nuôi. Theo dõi sát về giá cả và nguồn cung thị trường của các sản phẩm chăn nuôi, nhất là mặt hàng thịt lợn và thông tin trên các phương tiện thông tin truyền thông để các cơ quan quản lý, người chăn nuôi, người tiêu dùng nắm bắt đầy đủ, kịp thời. Tăng cường quản lý giá thức ăn, giảm giá thịt lợn. Theo đó, duy trì giá lợn hơi ở mức 40.000 - 45.000 đồng/kg, giá thành xuống dưới 35.000 đồng/kg.

Ngoài ra, sẽ tăng cường công tác kiểm soát tốt dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, nhất là triển khai các giải pháp ngăn chặn xâm nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi vào nước ta. Tiếp tục thúc đẩy các hoạt động xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở chăn nuôi an toàn sinh học; giết mổ, chế biến tập trung công nghiệp và xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi. Chỉ đạo hoạt động sản xuất theo chuỗi liên kết, lấy doanh nghiệp làm trung tâm…

Theo Dân trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngăn chặn xuất, nhập lợn trái phép

Tại thời điểm này, đàn lợn trên địa bàn tỉnh ước khoảng 155 ngàn con, tăng 6.600 con, tương ứng tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động kiểm dịch, ngăn chặn xuất, nhập lợn trái phép được ngành chức năng quan tâm...

Ngăn chặn xuất, nhập lợn trái phép
Nuôi lợn bằng thảo dược

Lợn ngự - cái tên được công ty cp tập đoàn quế lâm (tập đoàn quế lâm) đặt cho giống lợn thương phẩm mới của đơn vị này, đang triển khai nuôi ở trang trại công ty và nông hộ. Là giống lợn thương phẩm “cao cấp” đầu tiên của cả nước, đang mở ra một “chương mới” cho mặt hàng nông sản của tỉnh.

Nuôi lợn bằng thảo dược
Chủ động tái đàn, đảm bảo nguồn cung

Đầu năm đến nay, toàn tỉnh có khoảng 10.000 hộ, cơ sở nuôi lợn ảnh hưởng dịch tả lợn châu Phi (TLCP). Hiện, các trang trại, doanh nghiệp đã trở lại tái đàn, tăng đàn khoảng 80.000 con.

Chủ động tái đàn, đảm bảo nguồn cung
QUẢN LÝ TÁI ĐÀN TRONG CHĂN NUÔI LỢN:
Không hỗ trợ cho các hộ tự ý tái đàn

Giá lợn hơi tăng cao. Tuy nhiên do tình hình dịch tả lợn châu Phi (TLCP) chưa có dấu hiệu ngưng, gây thiệt hại lớn, nên các hộ chăn nuôi vẫn không muốn tái đàn.

Không hỗ trợ cho các hộ tự ý tái đàn
Giải pháp “sống chung” với dịch tả lợn châu Phi

“Chúng ta phải tập sống chung với dịch TLCP thông qua việc thực hiện nghiêm các quy trình chăn nuôi an toàn sinh học” là khẳng định của ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi Thú y khi trả lời phỏng vấn với Báo Thừa Thiên Huế.

Giải pháp “sống chung” với dịch tả lợn châu Phi
Return to top