ClockThứ Hai, 21/03/2016 06:54

Bỏ qua điều tốt

TTH - Những ngày qua, mở bất cứ trang báo mạng nào ra cũng dễ dàng thấy thông tin về sự ra đi của ca sĩ, nhạc sĩ Trần Lập, cũng như những bài viết nhắc nhở bạn đọc về bệnh ung thư trực tràng – căn bệnh đang ngày càng “trẻ hóa”. Trong mớ bòng bong ấy, tôi nhìn thấy có cả “bi kịch” của mình”.

Đó là những dòng cảm xúc của Trần Nhất Hoàng - cựu thành viên ban nhạc Bức Tường, một trong những người gắn bó suốt nhiều năm với ca sĩ, nhạc sĩ Trần Lập. Nhất Hoàng chia sẻ câu chuyện về thực phẩm bẩn – một trong những bóng đen gây bệnh ung thư. Rằng: Ông trồng chè khoe với bạn là họ đang uống chè từ khu trồng sạch quây riêng dành cho gia đình, khu còn lại tất nhiên là trà bẩn để bán. Bà bán rau cũng hân hoan nói với gia đình là người nhà được ăn rau ở khu trồng sạch, khu nhiều thuốc là để bán. Ông bán thịt lợn cũng vậy…

Tôi bị những điều đó ám ảnh mãi.

Đi thực tế viết bài về mô hình trồng hành hiệu quả, tôi xuýt xoa về những khóm rau dền mơn mởn giữa đồng, anh cán bộ xã bảo: Người ta không ăn rau giữa đồng đâu. Để cây hành kháng bệnh tốt, phải đổ xuống bao nhiêu là thuốc.

Lên vùng cao thăm người thân, thấy rau má xanh non dưới những gốc cà phê, tôi háo hức xin về, người bà con nhắn: Thôi đừng. Thuốc diệt cỏ phun xuống bao nhiêu, rứa mà cây rau má vẫn cứ lên tốt.

Về làng thăm mạ, thấy giàn mướp đắng nhà o trĩu quả, hỏi mua đem ra phố, mạ nói nhỏ: Về lấy mướp xấu nhà mình cũng được. Không biết o trồng kiểu chi mà giỏi, trồng cùng thời điểm, nhưng của nhà mình quắt qoeo, chỉ đủ ăn, còn của o thì lớn ào ào bán không kịp…

Ấy là những chuyện tôi mắt thấy, tai nghe và tay sờ được. Vậy nên, khi ra riêng, vườn nhà chỉ còn một khoanh nho nhỏ thì vợ chồng con cái háo hức trồng hành, trồng rau, trồng đậu… Chỉ mơ, ung thư chừa mình ra. Nhưng Nhất Hoàng nói thay lời rồi. Tôi thấy mình cũng ngây thơ và ngớ ngẩn như những người nông dân độc ác ấy. Tất cả chúng ta đều không thể cả đời chỉ uống trà, ăn rau hay ăn thịt… sạch của riêng mình. Xã hội đã có sự phân công rạch ròi. Vậy nên, dù chúng ta có ăn rau sạch của nhà mình thì vẫn phải ăn thịt của kẻ khác. “Chúng ta đang giết nhau trong khi cảm thấy an tâm đã bảo vệ được gia đình mình ở một góc nhỏ hẹp hòi…”.

Lại nhớ tiếng thở dài cố nén của một chị cán bộ dân số: Vận động người có tiền đẻ ít con thật khó! Họ bảo: Bữa nay con người dễ chết vì ung thư quá. Phải sinh nhiều con, để phòng khi vận rủi đến nhà…

Có bao nhiêu điều tốt đẹp bị bỏ qua mỗi ngày, khi mỗi chúng ta đều cố xoay trong góc nhỏ hẹp hòi ấy?

ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giảm thiểu nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính

Tăng hiểu biết cho người dân, nhất là đối tượng người yếu thế, người già, phụ nữ, các đối tượng chính sách, người dân vùng sâu, vùng xa… về tài chính không chỉ tăng khả năng tiếp cận tín dụng giúp họ độc lập trong phát triển kinh tế, mà còn giảm thiểu được những rủi ro tài chính, nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính.

Giảm thiểu nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính
Đổi mới hơn nữa cách truyền đạt, nắm bắt thông tin

Việc nắm thông tin, dự báo tình hình liên quan đến vấn đề, vụ việc phức tạp, nhạy cảm ở cơ sở có thời điểm còn hạn chế; năng lực đội ngũ làm công tác tư tưởng, thông tin, tuyên truyền chưa đáp ứng yêu cầu… Đó là thực tế mà Ban Tuyên giáo (TG) Tỉnh ủy cũng như những người làm công tác TG trong tỉnh thẳng thắn nhìn nhận để từ đó có những khắc phục, thực hiện tốt hơn nữa chức trách, nhiệm vụ được giao.

Đổi mới hơn nữa cách truyền đạt, nắm bắt thông tin
Return to top