ClockThứ Hai, 25/04/2022 14:34

Bổ sung các biện pháp chế tài xử lý nghiêm đối với hành vi gây thất thoát, lãng phí

Mặc dù có rất nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế nước ta vẫn tăng trưởng dương 2,58%; kinh tế vĩ mô ổn định, 7/12 chỉ tiêu kinh tế- xã hội chủ yếu đạt và vượt kế hoạch; các cân đối lớn của nền kinh tế, nhất là cân đối thu, chi ngân sách nhà nước được bảo đảm, thu ngân sách nhà nước đạt hơn 1,563 triệu tỷ đồng, vượt 16,4% dự toán.

Khai mạc Phiên họp thứ 10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hộiThủ tướng chủ trì họp trực tuyến toàn quốc về phòng chống dịchQuốc hội: Đảm bảo chất lượng cao nhất cho các dự án LuậtĐiện ảnh cần chính sách đột phá để thành ngành ‘công nghiệp’Thông qua Pháp lệnh về đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021. Ảnh: TTXVN

Kết quả thu ngân sách nhà nước đạt mức cao hơn so với đánh giá báo cáo Quốc hội khóa XV kỳ họp thứ hai, với tổng số thu đạt 1.563,3 nghìn tỷ đồng, vượt 16,4% (219,9 nghìn tỷ đồng) so với dự toán, tăng 3,7% so với thực hiện năm 2020.

Chỉ rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sai phạm

Thảo luận về nội dung này, các ý kiến của Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành với đánh giá của Chính phủ. Tuy nhiên, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế và chỉ đạo, điều hành về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí còn một số hạn chế như: Việc chậm ban hành Chương trình tổng thể Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí  của Chính phủ hằng năm và 5 năm đã ảnh hưởng đến tiến độ và là một trong những nguyên nhân dẫn đến chậm ban hành Chương trình Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của các bộ, ngành, địa phương.

Chưa điều chỉnh, bổ sung các nhiệm vụ, chỉ tiêu của Chương trình tổng thể Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021 cho phù hợp với tình hình mới. Một số chính sách được Quốc hội ban hành nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân nhưng Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan chậm ban hành quy định, hướng dẫn chi tiết; một số quy định chưa sát với thực tế, khó thực hiện; còn tình trạng văn bản của chính quyền địa phương chưa bảo đảm thống nhất với hướng dẫn của Trung ương, ảnh hưởng đến đời sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhân dân.

Đa số các đại biểu cho rằng, kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đạt được có sự đóng góp không nhỏ của việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế. Đến hết năm 2021, số lượng đơn vị sự nghiệp công lập giảm được 12,35% so với năm 2015; biên chế công chức giảm 10,01%, biên chế sự nghiệp giảm 11,67%... Tuy nhiên, bên cạnh đó, các đại biểu chỉ ra nhiều hạn chế, tồn tại trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Một trong những nguyên nhân được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chỉ ra và nhấn mạnh đó là hệ thống văn bản hướng dẫn, hệ thống đơn giá không được ban hành kip thời làm chậm, làm ách tắc giải ngân đầu tư công và tăng chi phí đầu tư. Đây là yếu tố làm cản trở sự phát triển và làm tăng thêm sự lãng phí của cải tiền bạc của đất nước.

Lấy thí dụ  trong lĩnh vực đầu tư công và các chương trình mục tiêu quốc gia, tại sao 2020 cũng trong bối cách tình hình dịch bệnh giải ngân được 98%, trong khi năm 2021 chỉ giải ngân được 83%, tình trạng phân tán dàn trải trong lĩnh vực đầu tư công. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai đầu tư, xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia trong năm 2022 và 2023.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng chỉ ra tình trạng nhiều nơi, lĩnh vực, đơn vị trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí không có tiến bộ gì, trở thành căn bệnh trầm kha, kéo dài từ năm này sang năm khác, hoặc nói đâu rồi vẫn đấy.

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu, trong báo cáo, Chính phủ cần nêu thẳng những việc tốt nổi bật của việc thực hành tiết kiệm,  chống lãng phí năm sau so với năm trước,  đơn vị, bộ ngành, địa phương nào nào làm tốt thì phải biểu dương, đơn vị nào làm kém thì phải bị kiểm điểm, chịu trách nhiệm, không đánh giá chung chung, có địa chỉ cụ thể. Xem xét trách  nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến lĩnh vực này.

Trưởng ban Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cho rằng cần thể hiện rõ trong báo cáo về kết quả thanh, kiểm tra, kiểm toán về thực hành  tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực phòng, chống dịch Covid-19 để làm cơ sở trong việc phòng, chống dịch lâu dài, trở thành nề nếp, tránh lãng phí và không làm mất cán bộ như thời gian vừa qua.

Các đại biểu cũng đề nghị Chính phủ thời gian tới, tập trung điều hành ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngân sách, tài sản công để ưu tiên cho công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả của dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội.

Bên cạnh đó, rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến các "nút thắt, điểm nghẽn" chưa có quy định chi tiết, hoặc chưa hướng dẫn cụ thể. Tăng cường chỉ đạo, rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách về định mức, tiêu chuẩn, chế độ còn thiếu, chưa phù hợp với thực tiễn.

Quyết liệt đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công; khắc phục tình trạng chậm triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia; có chế tài xử lý các trường hợp chậm giải ngân, chậm triển khai các dự án, công trình sử dụng vốn đầu tư công do nguyên nhân chủ quan; đẩy nhanh tiến độ triển khai, đưa vào sử dụng các các dự án quan trọng quốc gia. Tăng cường các giải pháp phòng ngừa, bổ sung các biện pháp chế tài xử lý nghiêm đối với hành vi gây thất thoát, lãng phí trong quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản.

Khơi thông các nguồn lực để phát triển

Sáng 25/4, tiếp tục Chương trình làm việc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021.

Trình bày Báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, nhìn tổng thể công tác chỉ đạo, điều hành năm 2021 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương là thông suốt, nhịp nhàng, đồng bộ để tháo gỡ khó khăn,vướng mắc, khơi thông các nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội, giảm thiểu tác động xấu của thiên tai, dịch bệnh; huy động các nguồn lực trong nước và từ nước ngoài cho phòng, chống dịch bệnh và phát triển kinh tế- xã hội. 

Nhiệm vụ tài chính-ngân sách nhà nước năm 2021 được triển khai trong bối cảnh đất nước đứng trước nhiều khó khăn, thuận lợi đan xen, đặc biệt là dịch Covid-19 bùng phát, lan rộng và kéo dài ở nhiều địa phương.

Trong bối cảnh đó, Chính phủ kịp thời có những điều chỉnh về chính sách tài khóa nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, hộ gia đình và người dân. Năm 2021, đã thực hiện miễn, giảm, giãn ước khoảng 119,4 nghìn tỷ đồng tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất.

Các bộ, ngành, địa phương đã triển khai Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về quy định tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; từng bước khôi phục các hoạt động sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống cho người dân trong trạng thái bình thường mới. 

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tăng cường thực hiện các giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, ban hành các nghị quyết, quyết định, trong đó yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện cắt giảm tối thiểu 50% kinh phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước và tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2021...

Trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 393/NQ-UBTVQH15 ngày 30/9/2021 về bổ sung 14.620 tỷ đồng dự phòng ngân sách trung ương từ nguồn cắt giảm, tiết kiệm chi của ngân sách trung ương năm 2021 để chi cho công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Nhờ chủ động trong điều hành, các nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước năm 2021 đã cơ bản hoàn thành mục tiêu đề ra. Tổng số chi ngân sách nhà nước năm 2021 ước đạt 1.879 nghìn tỷ đồng, bằng 111,4% dự toán.

Trong đó, quyết định chi 74 nghìn tỷ đồng để phòng, chống dịch Covid-19 và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Tổng số tiết kiệm kinh phí, vốn nhà nước năm 2021 là 72.068 tỷ đồng, một số địa phương có kết quả cao trong tiết kiệm kinh phí ngân sách.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đợt dịch Covid-19, hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nợ thuế của doanh nghiệp có xu hướng tăng; Tình trạng gian lận, trốn lậu thuế, buôn bán hóa đơn, nhất là quản lý thu thuế đối với các hoạt động kinh doanh bất động sản và trên môi trường mạng còn phức tạp. Công tác triển khai phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước của các bộ, ngành, địa phương còn chưa có nhiều chuyển biến, vẫn còn tình trạng phân bổ chậm, kéo dài.

Theo Nhân dân

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại năm 2024 của lãnh đạo cấp cao, nhận lời mời của Chủ tịch và Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dẫn đầu đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Đại hội đồng IPU lần thứ 148 (IPU-148) và các hội nghị liên quan tại Thụy Sĩ.

Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148
Thị trường trái phiếu bền vững tăng trưởng mạnh mẽ ở các nền kinh tế ASEAN+3

Thị trường trái phiếu bền vững của các nền kinh tế thành viên ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã mở rộng 29,3% trong năm ngoái, vượt xa mức tăng trưởng 21% của thị trường trái phiếu bền vững toàn cầu và khu vực đồng euro, báo cáo mới vừa công bố ngày 21/3 của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết.

Thị trường trái phiếu bền vững tăng trưởng mạnh mẽ ở các nền kinh tế ASEAN+3
Return to top