Kinh tế Kinh tế
Bổ sung quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
Chính phủ ban hành Nghị định số 13/2022/NĐ-CP ngày 21/1/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đo lường.
- » Truy xuất nguồn gốc sản phẩm vẫn chưa thống nhất, thiếu tiêu chuẩn minh bạch
- » Giải pháp phát triển thương hiệu đặc sản
- » Truy xuất nguồn gốc nông sản: Minh bạch, quản lý theo chuỗi
- » “Thẻ căn cước” cho nông sản
- » Xuất khẩu nông sản chính ngạch: Con đường tất yếu
- » Phát triển các giải pháp hỗ trợ truy xuất nguồn gốc sản phẩm
- » Truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa: Còn nhiều rào cản
- » Truy xuất nguồn gốc hải sản để bắt nhịp xu thế
- » Xây dựng chuỗi giá trị biến OCOP thành sản phẩm chủ lực
Lực lượng quản lý thị trường tỉnh Tuyên Quang kiểm tra nguồn gốc hàng hóa tại các cửa hàng. Ảnh minh họa: Quang Cường/TTXVN
Trong đó, Nghị định số 13/2022/NĐ-CP bổ sung thêm quy định quản lý về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa vào Nghị định số 74/2018/NĐ-CP.
Theo đó, Bộ Khoa học và Công nghệ giúp Chính phủ quản lý nhà nước về hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; hướng dẫn nâng cao năng lực kỹ thuật cho hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa và hỗ trợ phát triển sản phẩm, hàng hóa chủ lực, phát triển kinh tế - xã hội của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực và địa phương; quy định hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu.
Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý sử dụng mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm và vật mang dữ liệu; quản lý tổ chức triển khai, thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm, hàng hóa trong phạm vi, lĩnh vực được phân công quản lý.
Các bộ quản lý ngành, lĩnh vực chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý tổ chức triển khai thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm, hàng hóa trong phạm vi, lĩnh vực được phân công quản lý.
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực tổ chức triển khai thực hiện hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tại địa phương.
Căn cứ nhu cầu quản lý, các bộ quản lý ngành, lĩnh vực xác định sản phẩm, hàng hóa phải thực hiện truy xuất nguồn gốc và công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
Theo Tin tức TTXVN
- Cập nhật bảng giá Waterpoint Nam Long Long An mới nhất (16/05)
- CPI khó giữ được ở mức tăng dưới 4% trong năm 2022 (16/05)
- Thu hoạch lúa, đề phòng dông sét (16/05)
- Tạo cơ hội cho các hộ kinh doanh rong bạ (16/05)
- 5.000 vị trí việc làm tại "Ngày hội việc làm, tư vấn tuyển sinh" (15/05)
- Logistics & một góc chuyện về vận tải biển (15/05)
- Sôi động thị trường xuất khẩu lao động (15/05)
- Nông dân gặp khó (15/05)
-
Thu hoạch lúa, đề phòng dông sét
- Logistics & một góc chuyện về vận tải biển
- Nông dân gặp khó
- Áp lực giao thông trên các tuyến đường ở TP. Huế
- Nhiều lợi thế khi xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm hội nghị khoa học quốc gia, quốc tế
- Nâng tầm nhãn hiệu cho sản phẩm hàng hóa Phong Điền
- Tập trung nguồn lực thu hoạch lúa đông xuân
- Lãng phí ao hồ nuôi tôm trên cát
- Đi từng bước vững chắc trong chuyển đổi số nông nghiệp nông thôn
- Vietnam Airlines tăng tần suất, khôi phục nhiều đường bay đến Nhật Bản, Hàn Quốc
-
Lãng phí ao hồ nuôi tôm trên cát
- Vietnam Airlines tăng tần suất, khôi phục nhiều đường bay đến Nhật Bản, Hàn Quốc
- Chọn nghề khó để chinh phục thành công
- Nỗ lực giải ngân vốn đầu tư công
- Vietnam Airlines triển khai dịch vụ làm thủ tục trực tuyến tại sân bay Cần Thơ
- Nông nghiệp đang đi đúng hướng
- Nâng tầm nhãn hiệu cho sản phẩm hàng hóa Phong Điền
- Áp lực giao thông trên các tuyến đường ở TP. Huế
- Bị “cảnh cáo”, nhà thầu thi công vẫn chậm tiến độ
- Tổng thu ngân sách Nhà nước từ thuế đạt hơn 46% dự toán