ClockThứ Hai, 17/04/2017 14:52

Bổ sung quy hoạch vùng trời vào dự án Luật quy hoạch

Trong phiên họp sáng 17/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý (lần 3) về dự án Luật quy hoạch.

Trình bày báo cáo một số vấn đề lớn trong tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật quy hoạch, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, chiều ngày 5/4/2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách để cho ý kiến về dự án Luật quy hoạch.

Trên cơ sở các ý kiến phát biểu tại Hội nghị và kết luận của Chủ trì Hội nghị, ý kiến của Chính phủ tại phiên họp ngày 11/4/2017 về phương án giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật quy hoạch, Thường trực Ủy ban Kinh tế đã phối hợp với Cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan hữu quan tiếp thu, chỉnh lý, sắp xếp lại bố cục của dự thảo Luật cho phù hợp hơn gồm 7 chương 69 Điều.

Khai mạc Phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Trong số một số vấn đề lớn trong tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật quy hoạch được trình bày tại phiên họp, một số ý kiến đề nghị bổ sung quy hoạch vùng trời vào phạm vi điều chỉnh của dự án Luật.

Về vấn đề này, Thường trực Ủy ban Kinh tế đã tiếp thu và thể hiện khái niệm “quy hoạch tổng thể quốc gia” là quy hoạch ở cấp quốc gia mang tính chiến lược theo hướng phân vùng và liên kết vùng của lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo (kể cả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa), vùng biển, lòng đất, vùng trời theo quy định của pháp luật về biên giới quốc gia; hệ thống đô thị và nông thôn, kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.

Khái niệm này thể hiện rằng, nội dung của quy hoạch tổng thể quốc gia chỉ mang tính chiến lược và thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia bao gồm việc chia sẻ sử dụng không gian, trong đó có không gian biển, có không gian mặt đất, không gian ngầm dưới đất, không gian trong lòng biển, không gian đáy biển, không gian dưới đáy biển và cả không gian vùng trời.

Ngoài ra, không gian ở một độ cao nhất định cũng chịu sự điều chỉnh của các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, ví dụ việc quản lý sử dụng vùng trời cho hoạt động hàng không dân dụng giữa các quốc gia được thực hiện thông qua Công ước về hàng không dân dụng quốc tế (Công ước Chicago năm 1944).

Đối với hoạt động an ninh quốc phòng thì việc sử dụng vùng trời phải tuân thủ điều ước quốc tế liên quan đến an ninh quốc phòng, sử dụng vũ khí như Thể lệ vô tuyến điện của ITU; Quy định của Tổ chức thương mại thế giới WTO (Mục 5 của Tài liệu Tham chiếu Qui định Độc lập); Thoả thuận thừa nhận lẫn nhau về chứng nhận hợp chuẩn thiết bị viễn thông – MRA.

Đối với không gian vũ trụ chịu sự điều chỉnh của Hiệp ước quốc tế về những nguyên tắc điều chỉnh hoạt động của các quốc gia trong lĩnh vực thăm dò và sử dụng khoảng không vũ trụ bao gồm Mặt trăng và các thiên thể khác (Hiệp ước về khoảng không vũ trụ 1967); Hiệp ước về cứu hộ nhà du hành vũ trụ, trao trả nhà du hành vũ trụ và các vật thể được phóng vào vũ trụ (Hiệp ước về cứu hộ 1968);...

Kết luận phiên họp cho ý kiến về dự án Luật quy hoạch, Phó Chủ Tịch Phùng Quốc Hiển cho biết: Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với hướng tiếp thu, giải trình theo dự thảo đã được chỉnh lý. Luật này sẽ là luật khung, là căn cứ để xem xét, sửa đổi các luật có liên quan (32 luật).

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng thống nhất bổ sung quy hoạch vùng trời vào phạm vi điều chỉnh của dự án Luật và đồng ý trình Quốc hội xem xét, thảo luận dự án luật này vào kỳ họp tới của Quốc hội.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại năm 2024 của lãnh đạo cấp cao, nhận lời mời của Chủ tịch và Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dẫn đầu đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Đại hội đồng IPU lần thứ 148 (IPU-148) và các hội nghị liên quan tại Thụy Sĩ.

Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148
Nâng cấp mở rộng lên 4 làn xe mới đảm bảo khai thác tuyến cao tốc Cam Lộ- La Sơn

Ngày 16/3, Đoàn giám sát của Quốc hội về chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và các Nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023” do Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải làm trưởng đoàn đã đi khảo sát tình hình thực hiện dự án Đường Hồ Chí Minh đoạn Cam Lộ - La Sơn và La Sơn - Túy Loan (cao tốc đi qua Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng).

Nâng cấp mở rộng lên 4 làn xe mới đảm bảo khai thác tuyến cao tốc Cam Lộ- La Sơn

TIN MỚI

Return to top