ClockThứ Năm, 01/12/2016 08:53

Bố trí thêm nguồn lực để thực hiện tốt các chính sách dân tộc

TTH.VN - Chiều 30/11, Văn phòng Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về công tác dân tộc. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình chủ trì hội nghị.

Tham dự và chủ trì tại điểm cầu tỉnh Thừa Thiên Huế có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Khắc Đính; cùng dự hội nghị có lãnh đạo Ban dân tộc tỉnh và một số sở, ngành liên quan. 

Lãnh đạo tỉnh và các sở, ban, ngành tại điểm cầu Thừa Thiên Huế

Theo báo cáo của Ủy ban Dân tộc, Nghị định 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ đã tạo khuôn khổ pháp luật để thống nhất nhận thức và hành động trong công tác dân tộc trên cả nước. Trong giai đoạn 2011- 2015, ngân sách Nhà nước đã bố trí 136 nghìn tỷ đồng cho vùng dân tộc miền núi và chính sách dân tộc (riêng 9 chính sách cho Ủy ban Dân tộc trực tiếp quản lý đã bố trí 27,5 nghìn tỷ đồng); tổng dư nợ tín dụng chính sách cho khu vực này (cuối năm 2015) cũng đạt gần 136 nghìn tỷ đồng. Qua đó, cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng miền núi từng bước được hoàn thiện, sản xuất phát triển, bộ mặt vùng dân tộc thiểu số và miền núi thay đổi rõ nét. Đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân vùng miền núi được nâng lên.

Đến cuối năm 2015, tỉ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn 16,8%; có 92,7% số thôn, bản, xã có điện lưới quốc gia; 97,6% số xã có đường giao thông đến trung tâm xã (trong đó 71,9% là đường nhựa hoặc bê tông); trường học kiên cố đạt 77,1%, bán kiên cố 21,0%; trạm y tế kiên cố đạt 67,8%; bán kiên cố 31%.

Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, 5 năm qua, chính sách phát triển giáo dục và đào tạo, cán bộ, y tế; bảo tồn, phát triển văn hóa, thể dục, thể thao và phát triển du lịch vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh được tỉnh đặc biệt quan tâm và tổ chức thực hiện tốt theo đúng tinh thần Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ. Trong giai đoạn 2011-2015, tổng nguồn lực huy động để thực hiện các chính sách, các chương trình và dự án cho vùng dân tộc và miền núi là trên 251 tỷ đồng, ngoài ra tỉnh còn lồng nghép hàng trăm tỷ đồng các nguồn vốn từ chương trình 135, quyết định 102, 33, 755 của Thủ tướng Chính phủ… để tăng thêm hiệu quả các dự án và chính sách đối với vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Đến nay, mạng lưới trường lớp và tỷ lệ huy động đến lớp đối với học sinh đồng bào dân tộc thiểu số từ bậc tiểu học đến THPT được nâng cao. Hiện toàn tỉnh có gần 1.500 người dân tộc thiểu số đang đảm nhận các vị trí lãnh đạo và cán bộ trong các cấp ủy đảng, chính quyền; các sở, ngành cấp tỉnh và huyện, xã, thị trấn (trong đó cấp tỉnh có 09 người, cấp huyện 418 người). Triển khai nhiều dự án, đề tài nghiên cứu khoa học về bảo tồn văn hóa vật thể và vi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số và phát triển các ngành nghề truyền thống như dệt zèng, mây tre đan…

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình nhấn mạnh, công tác dân tộc và chính sách dân tộc luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm; trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển toàn diện đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh-quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Kết quả đã đạt được sau 5 năm thực hiện Nghị định số 05 về công tác dân tộc với 13 nhóm chính sách và công tác quản lý nhà nước về dân tộc đó chính là sự cụ thể hóa những chủ trương, chính sách của Đảng về phát triển toàn diện vùng miền núi và nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số trên cả nước.

Để tiếp tục thực hiện Nghị định trong thời gian tới, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao cần rà soát để sửa đổi, bổ sung các chính sách dân tộc hiện hành cho phù hợp với tình hình phát triển vùng dân tộc thiểu số, miền núi; Ủy ban Dân tộc phải chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật cho giai đoạn 2016 - 2021; Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các bộ, ngành tăng cường nguồn lực nhà nước, đề xuất chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó có nguồn lực của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ.

Đối với các địa phương có vùng dân tộc thiểu số và miền núi, Phó Thủ tướng đề nghị tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị định 05 và các chính sách dân tộc hiện hành; chủ động ưu tiên nguồn lực, lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn với chính sách dân tộc, tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cho các huyện nghèo, xã, thôn bản đặc biệt khó khăn, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải. Khuyến khích các địa phương ban hành các chính sách đặc thù, bố trí thêm nguồn lực để tổ chức thực hiện tốt các chính sách dân tộc. Quan tâm quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới.

Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cội nguồn đoàn kết dân tộc

Hằng năm, cứ dịp Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 10/3 âm lịch, người Việt dù ở nơi đâu cũng tổ chức nhiều hoạt động phong phú, đa dạng hướng về cội nguồn, bởi từ bao đời nay, trong tâm thức của "con Lạc cháu Hồng", Hùng Vương là vị Vua thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc Việt Nam.

Cội nguồn đoàn kết dân tộc
Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội

Đó là yêu cầu của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, ông Nguyễn Thanh Bình tại phiên họp Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh nhằm đánh giá kết quả hoạt động quý I/2024 và triển khai nhiệm vụ các tháng còn lại năm 2024, tổ chức chiều 17/4.

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội
Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế năm sau cao hơn năm trước

Sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 38 của Ban Bí thư về “đẩy mạnh công tác Bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”, sáng 16/4 Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến với các điểm cầu trong nước nhằm đánh giá những kết đạt được cũng như những tồn tại hạn chế, bài học kinh nghiệm để đạt kết quả tốt hơn trong thời gian tới.

Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế năm sau cao hơn năm trước
Return to top