Thế giới Thế giới
Bộ trưởng Lào tiết lộ nguyên nhân vỡ đập thủy điện
Bộ trưởng Mỏ và Năng lượng Lào cho rằng, vụ vỡ đập thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy ở đông nam nước này hồi đầu tuần là do "chất lượng xây dựng".
Vụ vỡ đập thủy điện ở Attapeu, Lào khiến ít nhất 7 ngôi làng ở hạ lưu ngập trong biển nước. Ảnh: Getty
Theo hãng thông tấn Lào, phát biểu với các phóng viên tại một cuộc họp báo ngày 26/7, Bộ trưởng Mỏ và Năng lượng Lào Khammany Inthirath cho rằng, đập Xe-Pian Xe-Namnoy đã gặp sự cố sau đợt mưa lớn khiến nước trong đập dâng nhanh. Bộ trưởng Inthirah nhấn mạnh, các nhà thầu "không thể chối bỏ trách nhiệm trong sự việc này".
Ông Inthirath cũng cho biết thêm, chính phủ Lào đã lập một tổ công tác đặc biệt để điều tra làm rõ nguyên nhân gây vỡ đập.
Về vấn đề này, trả lời phỏng vấn CNN, SK Engineering & Construction, một nhà thầu Hàn Quốc tham gia dự án thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy, cho biết hiện còn quá sớm để kết luận nguyên nhân vụ việc.
"Chúng tôi đang tập trung vào nỗ lực cứu trợ. Nguyên nhân sự cố vẫn đang được điều tra làm rõ và sẽ được công bố. Do vậy, hiện tại, chúng tôi chưa thể đưa ra phản hồi nào", thông cáo của SK Engineering & Construction cho biết.
Đập Xe-Pian Xe-Namnoy vỡ tối 23/7 sau đợt mưa lớn kéo dài ở đông nam Lào. Theo truyền thông địa phương, 0,5 tỷ m3 nước xả ra từ sự cố vỡ đập khiến ít nhất 7 ngôi làng vùng hạ lưu bị ngập. Thống kê ban đầu cho thấy hiện có ít nhất 27 người thiệt mạng, 131 người mất tích và hàng nghìn người cần cứu trợ.
Theo Dantri
- Cambodia Angkor Air nối lại chuyến bay đến Preah Sihanouk và Đà Nẵng (01/07)
- Việt Nam ủng hộ nỗ lực của Liên Hiệp quốc nhằm cải thiện an toàn giao thông (01/07)
- Bhutan sẽ mở cửa trở lại du lịch từ tháng 9/2022 (01/07)
- Lãnh đạo Lào, Cuba khẳng định quyết tâm thúc đẩy quan hệ song phương (01/07)
- Singapore có nguồn cung thịt gà mới - Indonesia (30/06)
- Campuchia: RCEP là đại diện cho hội nhập toàn cầu và khu vực (30/06)
- Nga khẳng định sẵn sàng giúp giải quyết khủng hoảng lương thực toàn cầu (30/06)
- EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035 (29/06)
-
Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7
- Phục hồi không đều, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu
- IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ có lãi vào năm 2023
- Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai
- Chủ nghĩa đa phương và hợp tác - hi vọng cho tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu
-
Xem xét tăng cường viện trợ trong bối cảnh “siêu khủng hoảng”
- World Bank: Tỷ lệ “nghèo học vấn” ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên đến 70%
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035
- Việt Nam tăng 39 bậc chỉ số chất lượng sống tốt nhất thế giới
- Nhiều vấn đề nóng được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh G7
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Mỹ vẫn tin tưởng khả năng khôi phục thỏa thuận hạt nhân với Iran
- Tổng Bí thư tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Vương quốc Campuchia
- Du lịch Đông Nam Á đang phục hồi với nhiều thách thức