Thế giới

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin muốn thăm Việt Nam

ClockThứ Tư, 05/05/2021 09:17
Trao đổi với Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hà Kim Ngọc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã bày tỏ mong muốn thăm Việt Nam trong thời gian tới.

Vượt Trung Quốc, Việt Nam xuất khẩu nhiều đồ nội thất nhất sang MỹĐại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ dự lễ nhậm chức Tư lệnh INDOPACOMMỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước thao túng tiền tệ

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Loyd Austin. Ảnh: AFP

Trước đó trong hôm 30-4, Đại sứ Hà Kim Ngọc đã tới dự lễ nhậm chức tư lệnh các lực lượng Ấn Độ - Thái Bình Dương (INDOPACOM) của Đô đốc John Aquilino tại Honolulu, Hawaii, theo lời mời của INDOPACOM.

Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ ngày 4/5 cho biết nhân dịp này, Đại sứ Hà Kim Ngọc đã chào xã giao Bộ trưởng Quốc phòng Loyd Austin, Chủ tịch Tham mưu trưởng liên quân Mark Milley, trao đổi với Đô đốc Philip Davidson, nguyên tư lệnh INDOPACOM và Đô đốc John Aquilino, tư lệnh INDOPACOM và làm việc với đại diện của INDOPACOM.

"Đại diện INDOPACOM hy vọng đối thoại Shangri-La sẽ được tổ chức với sự tham gia trực tiếp của các nước đối tác. Bộ trưởng Quốc phòng Loyd Austin bày tỏ mong muốn thăm Việt Nam trong thời gian tới", Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ thông tin về một phần nội dung cuộc gặp.

Shangri-La có tên chính thức là Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á, hay Đối thoại Shangri-La (Shangri-La Dialogue), do Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) tổ chức hằng năm. Tham dự hội nghị này là quan chức quốc phòng cấp cao, bao gồm bộ trưởng quốc phòng của các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Trong ngày 4/5, IISS khẳng định sự kiện được tổ chức tại khách sạn Shangri-La ở Singapore dự kiến tháng 6 tới sẽ là chuyến thăm đầu tiên của Bộ trưởng Quốc phòng Austin tới Đông Nam Á.

Trong các cuộc trao đổi ngày 30-4, Đại sứ Hà Kim Ngọc và các đại diện phía Mỹ bày tỏ vui mừng khi quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Mỹ đã có những bước phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực sau 25 năm bình thường hóa quan hệ, trong đó hợp tác quốc phòng, an ninh, đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định và hợp tác ở khu vực.

Về các vấn đề khu vực và quốc tế, phía Mỹ chúc mừng Việt Nam đã hoàn thành tốt vai trò chủ tịch ASEAN năm 2020, qua đó tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN và tăng cường đoàn kết ASEAN, cũng như quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN - Mỹ.

Phía Mỹ khẳng định chính quyền Tổng thống Joe Biden tiếp tục thực hiện chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở, coi khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược an ninh quốc gia, khẳng định bảo đảm tự do hàng hải, hàng không và trật tự dựa trên luật lệ, coi trọng phối hợp với các nước đồng minh và đối tác trong khu vực để duy trì hòa bình, an ninh, ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982, giải quyết hòa bình tranh chấp... trong bối cảnh có những diễn biến phức tạp mới tại khu vực.

Theo Tuoitre

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Ngày 30/4/1975, ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata, Argentina, ông Ezequiel Ramoneda khẳng định.

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30 4 1975 của Việt Nam
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Hợp tác để đào tạo nhân lực du lịch chất lượng

Sáng 20/4, Trường cao đẳng Du lịch Huế (thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) làm việc, trao đổi kinh nghiệm và tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác với Trường cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội và Trường đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh.

Hợp tác để đào tạo nhân lực du lịch chất lượng
Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Năm 2024 được dự báo là điểm khởi đầu của làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư vào Việt Nam. Nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón dòng vốn ngoại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam
Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, ngày càng gắn bó, tin cậy, hiệu quả và thiết thực.

Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng
Return to top