ClockThứ Bảy, 18/06/2016 14:27

Bộ trưởng Tài chính EU họp trong nỗi lo về nguy cơ Brexit

Cuộc họp các Bộ trưởng Tài chính các nước Liên minh châu Âu (EU) đã diễn ra ngày 17/6 trong nỗi lo về khả năng Anh rời khỏi EU.

Thủ tướng Anh ủng hộ nước này ở lại Liên minh châu ÂuNgày càng nhiều người Anh nói Không với Liên minh châu ÂuThủ tướng Anh: “Brexit” có nguy cơ ảnh hưởng hòa bình EUIMF: Brexit là nguy cơ đáng lo ngại cho nền kinh tế toàn cầu

Thỏa thuận sơ bộ được các bộ trưởng Tài chính đánh giá là một bước đột phá của khối 28 nước thành viên, sau nhiều năm nỗ lực nhằm đạt sự đồng thuận trong cuộc chiến chống trốn thuế.

Nguy cơ Brexit phủ bóng xuống cuộc họp các Bộ trưởng Tài chính EU. Ảnh Reuters

Bộ trưởng Tài chính Hà Lan  Jeroen Dijsselbloem gọi thỏa thuận này là một bước đi quan trọng trong nỗ lực của khối để đối phó với việc chống trốn thuế.

Dự kiến thỏa thuận sẽ được ký kết chính thức vào đầu tuần tới, sau khi khi Bộ trưởng Tài chính Bỉ và Cộng hòa Séc, xác nhận thỏa thuận với Thủ tướng- một thủ tục được coi chỉ là hình thức. Hầu hết các quy tắc này sẽ có hiệu lực vào tháng 1/2019.

Mặc dù không phải là nội dung chính của cuộc họp Bộ trưởng Tài chính EU nhưng nỗi lo về khả năng Anh có thể rời khỏi khối trong cuộc trưng cầu ý dân vào ngày 23/6 tới vẫn bao trùm hội nghị.

Cuộc họp diễn ra một ngày sau khi một Nghị sĩ Quốc hội Anh, bà Jo Cox- một người có quan điểm ủng hộ Anh ở lại Liên minh châu Âu- bị thiệt mạng trong một vụ tấn công.

Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble cho rằng, sự không chắc chắn của cuộc trưng cầu ý dân tại Anh đang gây gánh nặng cho các ngành tài chính và ngân hàng của khối: “Hội đồng châu Âu, đặc biệt là nước chủ tịch Hà Lan, đang tích cực làm việc để tìm ra biện pháp giúp tăng cường Liên minh Ngân hàng.

Chúng tôi đã thảo ra các kế hoạch và sớm hoàn chỉnh dự thảo này. Chúng ta đang trong ở trong tình trạng mà ngành ngân hàng và tài chính đang bị ảnh hưởng đặc biệt bởi kết quả cuộc trưng cầu ý dân tại Anh”.

Cao ủy châu Âu về Dịch vụ Tài chính Jonathan Hill cũng hối thúc người dân Anh cần cân nhắc lá phiếu của mình: “Từ quan điểm của tôi- một người chịu trách nhiệm cho các dịch vụ tài chính châu Âu- tôi có thể nhìn thấy rõ ràng những lợi ích mà Anh có được khi là một phần trong thị trường chung với tư cách thành viên EU. Tôi cũng cho rằng sẽ có rất nhiều nguy cơ đối với ngành dịch vụ tài chính Anh nếu nước này rời khỏi EU”.

Qu tiền tệ quốc tế ( IMF) hôm qua cũng đưa ra bản báo cáo về triển vọng nền kinh tế Anh cho biết, nếu rời khỏi EU sẽ ảnh hưởng đến mức sống, lạm phát tăng cao tại Anh. Quốc gia này cũng có thể rơi vào suy thoái vào năm tới.

Các cuộc khảo sát mới đây của Hãng NBC News/SurveyMonkey tại Anh cho thấy, 48% những người được hỏi sẽ chọn rời khỏi EU và 48% những người lựa chọn ở lại khối. Có khoảng 4% chưa quyết định khi còn không đầy 1 tuần nữa là diễn ra cuộc bỏ phiếu.

Mặc dù các nhà kinh tế, nhà hoạch định chính sách và chính trị gia từ khắp nơi trên thế giới đều cảnh báo về nguy cơ kinh tế với Anh khi rời khỏi EU, nhưng tỉ lệ ủng hộ Anh ra khỏi khối vẫn rất cao.

Hãng tin Reuters cùng ngày có bài nhận định “Tại sao tôi nên bỏ phiếu rời EU?”. Theo bài báo, các nguy cơ kinh tế đối với Anh mà các chuyên gia đưa ra thiếu mức độ tin cậy.

Trước đây cũng có nhiều chính trị gia và chuyên gia kinh tế cho rằng, Anh sẽ  bỏ lỡ cơ hội nếu nước này không tham gia thị trường tiền tệ chung châu Âu.

Tuy nhiên bây giờ người dân Anh đều cho rằng, sẽ là thảm họa nếu họ tham gia vào Eurozone. Bài báo cũng nhận định, một trong những nguy cơ kinh tế lớn nhất với Anh đó chính là từ các mối đe dọa trả đũa của các “đối tác cũ châu Âu”.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk cho biết,  Liên minh châu Âu đang chuẩn bị mọi kịch bản cho việc Anh rời khỏi khối, nhấn mạnh EU sẽ vượt qua được khủng hoảng song cái giá phải trả sẽ rất đắt./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB):
Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU

Trong một thế giới mà các khoảng cách ngày càng thu hẹp, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là minh chứng cho sức mạnh của hội nhập kinh tế và xã hội. Hội nhập kinh tế ở khu vực này "hiện đang được xếp hạng gần" với Liên minh châu Âu (EU) về chuỗi giá trị khu vực và hội nhập xã hội, theo một báo cáo do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 26/2.

Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU
Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ: Các nhà bán lẻ yêu cầu EU hành động nhiều hơn

Tổ chức thương mại đại diện cho các doanh nghiệp bán sỉ và bán lẻ trên toàn Liên minh châu Âu (EuroCommerce) vừa lên tiếng kêu gọi các tổ chức và quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU) giải quyết cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đã làm gián đoạn hoạt động thương mại. Đồng thời, trong một lá thư gửi đến Bộ trưởng Ngoại giao Bỉ, EuroCommerce cho biết, cuộc khủng hoảng này đã gây ra “những tác động to lớn” đến các doanh nghiệp.

Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ Các nhà bán lẻ yêu cầu EU hành động nhiều hơn

TIN MỚI

Return to top