Thế giới

Bộ trưởng Tài chính Mỹ bảo vệ thoả thuận hạt nhân Iran

ClockThứ Hai, 08/06/2015 07:17
TTH.VN - Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew đã bảo vệ các cuộc đàm phán về một thỏa thuận hạt nhân với Iran trong bối cảnh bị phản đối dữ dội trong một bài phát biểu dành cho các thính giả ủng hộ Israel vào ngày hôm qua (7/6).

 


Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew. Ảnh: AFP.

Bài phát biểu của Bộ trưởng Lew bị gián đoạn nhiều lần bởi những tiếng la ó từ khán giả tại một hội nghị New York hàng năm khi ông đưa ra vị trí của chính quyền Mỹ trong các cuộc đàm phán hạt nhân với Iran.  Theo ông, "một giải pháp ngoại giao là con đường tốt nhất, bền vững nhất để đạt được mục tiêu trong việc ngăn chặn Iran có được một vũ khí hạt nhân", tuy nhiên, "chúng tôi vẫn kiên định trong các bước cần thiết để ngăn chặn Iran có được vũ khí hạt nhân. Điều đó không chỉ quan trọng đối với an ninh của Israel mà còn rất quan trọng đối với an ninh của nước Mỹ."

Bộ trưởng Tài chính Jacob Lew cũng bác bỏ thông tin cho rằng, kho dự trữ uranium của Iran đã phát triển trong suốt 18 tháng tiến hành các cuộc đàm phán vừa qua, và khẳng định rằng một thỏa thuận tạm thời đã thành công trong việc ngăn chặn chương trình hạt nhân của Iran.

Trước đó, hôm 1/6, tờ New York Times đưa tin rằng thanh tra quốc tế cho thấy kho dự trữ nhiên liệu hạt nhân của Iran đã tăng khoảng 20% trong vòng 18 tháng qua.

Tố Quyên (lược dịch từ AFP & CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Return to top