Y tế - Sức khỏe Y tế - Sức khỏe
Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn mới về quản lý F0 tại nhà
Ngày 14/3, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 604/QD-BYT kèm hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19.
- » Tiếp nhận, tư vấn và hỗ trợ hơn 800 trường hợp F0 điều trị tại nhà
- » Huy động nhân lực hỗ trợ điều trị, quản lý F0 tại nhà
- » Bác sĩ trẻ tư vấn, hỗ trợ điều trị cho F0 tại nhà
- » Điều trị tại nhà, những điều F0 cần lưu ý
- » Sớm có hướng dẫn trong việc xác nhận người lao động bị mắc COVID-19
- » Đồng hành với F0 trong điều trị COVID-19
- » Người lao động là F0 cần mở tài khoản cá nhân để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội
Chăm sóc F0 đang điều trị tại nhà. Ảnh: TTXVN
Tài liệu này thay thế Quyết định số 261/QĐ-BYT ngày 31/1/2022 ban hành Hướng dẫn quản lý người mắc COVID-19 tại nhà và số 528/QĐ-BYT ngày 3/3/2022 ban hành Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với trẻ em mắc COVID-19.
Các hướng dẫn về "Theo dõi sức khỏe người mắc COVID-19" hầu như không thay đổi so với các văn bản được ban hành trước đó (số 261 và số 528). Tuy nhiên, Bộ Y tế bổ sung yêu cầu về thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm; có thay đổi về điều kiện cách ly: "Tạo không gian cách ly riêng. Nơi cách ly phải thông thoáng, không sử dụng máy lạnh trung tâm; luôn mở cửa sổ".
Theo hướng dẫn mới vừa ban hành ngày 14/3, tiêu chí lâm sàng của người mắc COVID-19 điều trị tại nhà gồm: Là người mắc COVID-19 được khẳng định nhiễm SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên do bản thân hoặc người chăm sóc tự làm tại nhà hoặc do nhân viên y tế, cơ sở y tế thực hiện.
Là người không có triệu chứng hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi, tiêu chảy, chảy mũi, mất khứu giác, mất vị giác; nhịp thở bình thường theo tuổi, SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời, không có dấu hiệu khó thở, không suy hô hấp; Không mắc bệnh nền, hoặc mắc bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định.
Là người bệnh COVID-19 đã được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh điều trị nhưng chưa đạt tiêu chuẩn khỏi COVID-19 và đạt tiêu chuẩn quản lý tại nhà thì được chuyển về nhà để tiếp tục chăm sóc.
Trong đó, bổ sung nội dung: "Là người bệnh COVID-19 đã được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh điều trị nhưng chưa đạt tiêu chuẩn khỏi COVID-19 và đạt tiêu chuẩn quản lý tại nhà thì được chuyển về nhà để tiếp tục chăm sóc".
Hướng dẫn kèm quyết định 604 bổ sung mục "Khai báo y tế" với F0 điều trị tại nhà.
Trong đó, F0 hoặc người chăm sóc thông báo với trạm y tế xã, phường hoặc cơ sở quản lý F0 tại nhà... theo hướng dẫn của địa phương về: thông tin cá nhân, thời điểm được xác định mắc COVID-19, đối tượng được quản lý tại nhà, thời điểm hết cách ly, điều trị tại nhà.
Trạm Y tế xã, phường hoặc cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà thu thập thông tin và lập danh sách người mắc COVID-19 quản lý tại nhà theo mẫu quy định.
Các vật dụng cần thiết với F0 điều trị tại nhà bao gồm: Nhiệt kế; Máy đo SpO2 cá nhân (nếu có); Khẩu trang y tế; Phương tiện vệ sinh tay; Vật dụng cá nhân cần thiết; Thùng chứa chất thải lây nhiễm có nắp đậy.
Về phương tiện liên lạc: Điện thoại, số điện thoại của các cơ sở y tế (trạm y tế, trung tâm y tế quận, huyện, trung tâm vận chuyển cấp cứu, bác sỹ, tổ tư vấn cộng đồng, tổ phản ứng nhanh, bệnh viện...).
Thuốc điều trị tại nhà gia đình cần chuẩn bị khi có F0 gồm: Thuốc hạ sốt: paracetamol cho người lớn: viên 500mg, số lượng đủ dùng trong 3-5 ngày. Paracetamol cho trẻ em (tùy theo cân nặng và độ tuổi): gói bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống hoặc viên hàm lượng 80mg, 100mg, 150mg hoặc 250mg, 325mg, 500mg, số lượng đủ dùng trong 3-5 ngày.
Dung dịch cân bằng điện giải: Oresol, gói bù nước, chất điện giải khác. Thuốc giảm ho (tùy theo triệu chứng): Thuốc từ thảo dược, hoặc thuốc giảm ho đơn thuần, hoặc thuốc giảm ho kết hợp kháng histamin...., số lượng đủ dùng trong khoảng 5-7 ngày. Lưu ý chỉ định, chống chỉ định và các cảnh báo, thận trong khi sử dụng thuốc. Dung dịch nhỏ mũi: natriclorua 0,9%, đủ dùng từ 5-7 ngày.
Bên cạnh đó, còn có thuốc điều trị bệnh nền theo đơn thuốc được kê đơn đang sử dụng cho người bệnh (nếu cần, đủ sử dụng trong 1- 2 tuần).
Về thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm, Bộ Y tế yêu cầu F0 và người chăm sóc hoặc người ở cùng nhà với F0 thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm, như sau: F0 cần hạn chế ra khỏi nơi cách ly. Khi phải ra khỏi nơi cách ly phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách với những người khác.
Người chăm sóc hoặc người nhà ở cùng nhà luôn mang khẩu trang, giữ khoảng cách khi phải tiếp xúc với F0. Nơi cách ly giữ thông thoáng, hạn chế chế đề các đồ dùng vật dụng khó làm sạch (thú bông, giấy, bìa...) tại khu vực này. Rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên. Khử khuẩn các vật dụng và bề mặt tiếp xúc thường xuyên như mặt bàn, tay nắm cửa, các thiết bị cầm tay, bồn cầu, bồn rửa... hàng ngày và khi dây bẩn. Phân loại, thu gom chất thải lây nhiễm đúng quy định.
Theo Tin tức TTXVN
- Xây dựng một Festival Huế không khói thuốc (26/06)
- Không lơ là với biến thể COVID-19! (26/06)
- Chú ý dịch bệnh tay chân miệng (25/06)
- Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về liều tiêm, đối tượng tiêm vaccine COVID-19 (25/06)
- Điều dưỡng chăm sóc người bệnh thời công nghệ 4.0 (24/06)
- Đảm bảo cấp cứu y tế và phòng dịch COVID-19 trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (23/06)
- 6 dấu hiệu người mắc bệnh sốt xuất huyết cần đến cơ sở y tế điều trị (23/06)
- Mua kit test Việt Á: Nơi giá 500 nghìn, chỗ đắt nhất hơn 1 triệu/bộ (22/06)
-
Xây dựng một Festival Huế không khói thuốc
- Không lơ là với biến thể COVID-19!
- Chú ý dịch bệnh tay chân miệng
- Khuyến cáo phòng, chống sốt xuất huyết
- Tuyên truyền để người dân đồng thuận tiêm mũi 4 vắc-xin phòng COVID-19
- Bộ Y tế: Không bỏ thanh toán BHYT với máy đặt, máy mượn đang thực hiện tại các cơ sở khám chữa bệnh
- Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen êkíp ca ghép tim xuyên Việt
- Hơn 1,8 triệu trẻ đã được tiêm vaccine phòng COVID-19
- Bộ Y tế trình 2 phương án ứng phó với COVID-19 giai đoạn 2022-2023
- Có phụ huynh đưa con đến trạm y tế rồi quay về
-
32 vaccine, sinh phẩm được Cục Quản lý Dược cấp, gia hạn giấy đăng ký lưu hành
- Hương Thủy: 15 năm liên tục vượt chỉ tiêu hiến máu tình nguyện
- Họp trực tuyến toàn quốc về công tác y tế và phòng, chống dịch bệnh
- Mua kit test Việt Á: Nơi giá 500 nghìn, chỗ đắt nhất hơn 1 triệu/bộ
- Khuyến cáo phòng, chống sốt xuất huyết
- Điều dưỡng chăm sóc người bệnh thời công nghệ 4.0
- 6 dấu hiệu người mắc bệnh sốt xuất huyết cần đến cơ sở y tế điều trị
- Đảm bảo cấp cứu y tế và phòng dịch COVID-19 trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông
- Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về liều tiêm, đối tượng tiêm vaccine COVID-19
- Chú ý dịch bệnh tay chân miệng