ClockThứ Tư, 23/03/2016 09:23

Bộ Y tế chỉ đạo tổ chức chiến dịch phòng chống Zika và sốt xuất huyết

Bộ Y tế vừa có văn bản chỉ đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức chiến dịch phòng chống Zika và sốt xuất huyết.

Bộ Y tế: 200 mẫu bệnh phẩm xét nghiệm virus Zika cho kết quả âm tínhWHO: Virus Zika đã lan rộng đến 55 quốc gia trên thế giớiBộ Y tế công bố kết quả xét nghiệm 83 trường hợp nghi nhiễm virus Zika

Theo đó, tình hình dịch bệnh do virus Zika vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Ngày 08/3/2016, Tổ chức Y tế thế giới đã triệu tập cuộc họp lần thứ hai của Ủy ban khẩn cấp thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế đánh giá ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy có mối liên quan giữa các trường hợp mắc chứng đầu nhỏ với virus Zika và nhận định dịch bệnh này vẫn tiếp tục là sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế.

Đến nay, đã có 54 quốc gia và vùng lãnh thổ thông báo có sự lưu hành hoặc lây truyền virus Zika. Nguy cơ dịch bệnh do virus Zika xâm nhập và lan truyền đối với Việt Nam là rất lớn do có sự giao lưu đi lại, du lịch, người lao động trở về từ vùng có dịch. Đồng thời, muỗi truyền bệnh do virus Zika cũng chính là muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết hiện đang lưu hành phổ biến ở Việt Nam.

Trong năm 2015 dịch sốt xuất huyết bùng phát và chưa có dấu hiệu giảm vào những tháng đầu năm 2016 tại một số tỉnh, thành phố. Một trong những nguyên nhân sốt xuất huyết khó khống chế là do bộ phận lớn người dân chưa có ý thức tự tiến hành diệt muỗi và lăng quăng (bọ gậy) để chủ động phòng chống dịch bệnh.

Để ngăn ngừa không để dịch bệnh do virus Zika xâm nhập, lây lan cũng như dịch sốt xuất huyết bùng phát mạnh trong khi mùa mưa sắp tới, Bộ Y tế đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, chính trị xã hội tại địa phương triển khai tích cực một số hoạt động sau:

Đến nay, đã có 54 quốc gia và vùng lãnh thổ thông báo có sự lưu hành hoặc lây truyền virus Zika.  

Sở Y tế tăng cường truyền thông vận động người dân tự diệt muỗi, lăng quăng để phòng chống dịch bệnh do virus Zika, bệnh sốt xuất huyết; làm đầu mối tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố tổ chức phát động chiến dịch "Người dân tự diệt muỗi, lăng quăng phòng, chống dịch bệnh do virus Zika và sốt xuất huyết" trên địa bàn tỉnh, thành phố theo mô hình đã triển khai tại huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh ngày 05/3/2016.

Đối với các tỉnh đã đăng ký lịch cần triển khai ngay trong tháng 3 và đầu tháng 4 năm 2016, trước khi mùa mưa đến. Tổ chức ký cam kết giữa Giám đốc Sở Y tế và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã trong việc tổ chức triển khai thực hiện chiến dịch. Tiếp tục thực hiện tốt việc giám sát, xử lý ổ dịch, thu dung, điều trị bệnh nhân nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp mắc, tử vong.

UBND các quận, huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức triển khai chiến dịch "Người dân tự diệt muỗi, lăng quăng phòng, chống dịch bệnh do virus Zika và sốt xuất huyết", giao trách nhiệm cho công an, trưởng thôn, ấp, tổ trưởng tổ dân phố là người trực tiếp triển khai, đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp diệt muỗi, diệt lăng quăng của các hộ gia đình trong khu vực phụ trách. Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tiến hành xử phạt hành chính các tổ chức, cá nhân cố tình không thực hiện các biện pháp phòng chống dịch của địa phương.

Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Y tế thường xuyên đăng tải các thông tin liên quan về dịch bệnh, các khuyến cáo của Bộ Y tế trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm cung cấp kịp thời để người dân biết, chủ động phòng chống, không hoang mang, lo lắng và tự nguyện thực hiện việc diệt muỗi, lăng quăng đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh được bền vững.

Các tổ chức chính trị, chính trị xã hội trong phạm vi trách nhiệm có kế hoạch chủ động phối hợp tốt với ngành Y tế tuyến tỉnh chỉ đạo toàn diện công tác phòng chống dịch trên địa bàn phụ trách nhằm vận động mọi người dân, toàn thể cộng đồng cùng chung tay phòng chống dịch bệnh.

Cơ quan Ngoại vụ, Công an, Quốc phòng, Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp với ngành y tế trong việc khai báo, điều tra, quản lý người đi, đến, về từ vùng dịch về để kịp thời tư vấn, xét nghiệm khi cần thiết, đặc biệt đối với các bà mẹ mang thai, cũng như người có ý định mang thai nếu muốn đi đến các vùng có dịch.

Sở Tài chính đảm bảo đủ, kịp thời kinh phí, thuốc, hóa chất, vật tư cho công tác phòng chống dịch ngay từ đầu năm.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đào tạo giảng viên truyền thông phục vụ phát triển vùng trồng dược liệu

Từ ngày 28 - 30/11, Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe - Bộ Y tế phối hợp với Cục Quản lý Y - Dược Cổ truyền - Bộ Y tế tổ chức khóa tập huấn “Đào tạo giảng viên truyền thông vận động và huy động xã hội về xây dựng phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị vùng trồng dược liệu quý thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Đào tạo giảng viên truyền thông phục vụ phát triển vùng trồng dược liệu
Return to top