ClockChủ Nhật, 25/09/2022 09:03

Bộ Y tế: Vẫn còn một số nơi tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 và 4, tiêm cho trẻ em tỷ lệ thấp

Theo Bộ Y tế hiện tại, nhiều địa phương đã cơ bản hoàn thành tiêm vaccine COVID-19 mũi 3, mũi 4 và tiêm liều cơ bản cho trẻ em; tuy nhiên vẫn còn một số địa phương tỷ lệ tiêm còn thấp.

Tiêm nhắc lại vắc-xin phòng COVID-19: Người dân vẫn chủ quanPhát động tiêm chủng vắc xin phòng chống dịch COVID-19Người dân đi tiêm các mũi nhắc lại nhiều hơn

Do đó, Bộ Y tế đã tiếp tục có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành đề nghị tăng cường triển khai tiêm vaccine COVID-19.

Theo Bộ Y tế hiện tại, vẫn còn một số địa phương tỷ lệ tiêm còn thấp

Liên tục rà soát, tổng hợp số đối tượng cần tiêm vaccine COVID-19 để đảm bảo không bỏ sót và theo dõi chính xác tỷ lệ bao phủ vaccine

Bộ Y tế cho biết đến ngày 20/9, cả nước đã triển khai tiêm được hơn 259 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó tỷ lệ bao phủ đủ liều cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên đạt xấp xỉ 100%; mũi 3 cho người từ 12 tuổi trở lên đạt 75%; mũi 4 cho các đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế đạt 77%; mũi 1, mũi 2 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi đạt 88% và 60%.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, để khẩn trương hoàn thành tiêm chủng các mũi vaccine COVID-19 cho các nhóm đối tượng theo hướng dẫn; Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục tăng cường, đẩy mạnh hơn nữa công tác triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19 để khẩn trương hoàn thành tiêm mũi 3 cho người từ 12 tuổi trở lên, tiêm mũi 4 cho các đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế;

Tiêm liều cơ bản cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi đảm bảo an toàn, sử dụng hiệu quả các loại vaccine đã được phân bổ, không để vaccine hết hạn và theo đúng quy định, hướng dẫn đã ban hành.

Liên tục rà soát, tổng hợp số đối tượng cần tiêm theo từng nhóm đối tượng để đảm bảo không bỏ sót đối tượng cần tiêm chủng và theo dõi chính xác tỷ lệ bao phủ vaccine tại địa phương.

Chỉ đạo Sở Y tế tổ chức rà soát, thống kê các trường hợp mắc COVID-19 nhập lên hệ thống quản lý mã ca bệnh kịp thời theo quy định để làm cơ sở đánh giá tình hình dịch bệnh và lập kế hoạch tiêm chủng.

"Đây là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách, kính đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo thực hiện" - văn bản của Bộ Y tế do PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương - Thứ trưởng Bộ Y tế ký ban hành nêu rõ.

Vaccine vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch COVID-19

Thống kê tại một số cơ sở điều trị cho thấy số bệnh nhân nặng tăng lên, tuy nhiên nhiều bệnh nhân COVID-19 nặng không tiêm, chưa tiêm đầy đủ vaccine COVID-19.

Tại Khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương (cơ sở 2) hiện có hơn 40 bệnh nhân COVID-19 nặng đang điều trị, trong số này hơn 20 ca nặng, nguy kịch phải thở máy; số còn lại được can thiệp ôxy các mức. Đáng chú ý, có khoảng 20% bệnh nhân nặng, nguy kịch chưa từng tiêm vaccine COVID-19, chủ yếu rơi vào các ca cao tuổi, người mắc các bệnh lý suy giảm miễn dịch như HIV, bệnh nền.

Từ đầu tháng 9/2022 đến nay, khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM điều trị trung bình mỗi ngày từ 30-40 bệnh nhân mắc COVID-19, trong đó số ca thở máy xâm lấn từ 4-5 trường hợp. Theo BSCKII Nguyễn Thanh Phong - Trưởng khoa Nhiễm D, nếu 2 tuần trước chỉ có 5 bệnh nhân thở máy xâm lấn thì nay đã lên tới 7 người. Số bệnh nhân bệnh nặng ở đây cũng dao động từ 10 - 15 người.

Phân tích các ca mắc COVID-19 nặng, BS Nguyễn Thanh Phong cho biết, hầu hết các ca phải thở máy ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới là bệnh nhân cao tuổi, đặc biệt có bệnh nhân lên đến hơn 90 tuổi. Và những bệnh nhân cao tuổi này lại không được tiêm vaccine phòng COVID-19.

Bên cạnh đó, cũng có những người đã tiêm 2-3 mũi nhưng sau 6 tháng không tiêm nhắc lại. Lúc đó nồng độ kháng thể sau tiêm bắt đầu giảm, khi mắc COVID-19 rất dễ diễn tiến nặng.

Tổ chức Y tế thế giới đánh giá thế giới vẫn đang trong giai đoạn đại dịch và cảnh báo về những biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có thể làm cho dịch COVID-19 trở nên phức tạp và gia tăng trở lại. Vaccine vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch do đó cần tiếp tục đẩy nhanh tiêm chủng.

Theo suckhoedoisong.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

TIN MỚI

Return to top