Bồi đắp tình yêu di sản cho người trẻ
TTH - Di sản Cố đô Huế chỉ có thể được bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị một cách bền vững từ chính sự nhập cuộc của người dân Huế. Nhiều năm qua, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế thực hiện nhiều chương trình, chính sách miễn giảm vé nhằm tạo điều kiện cho người dân địa phương và người trẻ trên địa bàn đến với di tích nhiều hơn.
![]() |
Em vẽ di sản Cố đô Huế |
Sự tương tác nhẹ nhàng
Suốt chuyến dã ngoại cùng các bạn chạy nhảy, thăm thú các điểm di tích trong Đại Nội, nhưng đến cuối ngày những cô cậu của khối lớp 1 Trường tiểu học số 2 Phú Bài (thị xã Hương Thủy) vẫn còn đủ sức để rôm rả níu nhau bằng những câu chuyện thu được trong ngày. Cậu con trai của tôi, vì đã được mẹ đưa vào thăm Đại Nội nhiều lần trước đó tỏ ra tự tin: “Tới chỗ mô con cũng nhớ hết, từ điện Thái Hòa có ngai vàng cho đến cổng Ngọ Môn có mấy chú lính đổi gác, còn nhiều bạn của con thì ngạc nhiên lắm!”. Thấy con thích thú, tôi hỏi con đi nhiều có chán không? Cậu ta nũng nịu: “Đi thì mỏi chân, nhưng đi với các bạn con vui hơn đi với mẹ nhiều”. Trải nghiệm cùng học trò, cô Ngô Thị Ái Hương, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: “Mình thấy học trò rất thích những hoạt động như thế này và có tinh thần hợp tác rất tốt. Vì số lượng học trò quá đông, giáo viên quản không nổi nên mỗi lớp chỉ được đăng ký hạn chế. Những lần sau, nhà trường sẽ cố gắng mở rộng hơn”.
![]() |
Học trò Trường THCS Trần Cao Vân vui với trang phục cung đình xưa |
Nhiều năm qua, các trường học, cấp học trên địa bàn tỉnh đã quan tâm đến việc kết hợp tổ chức những hoạt động ngoại khóa gắn liền với không gian di sản. Như thầy và trò Trường tiểu học Cư Chánh (xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy) cùng nhau về Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế tham gia cuộc thi vẽ tranh theo chủ đề “Huế trong đôi mắt trẻ thơ” lấy cảm hứng sáng tạo từ vẻ đẹp kiến trúc cung đình Huế. Hay như cô trò Trường THCS Trần Cao Vân (TP Huế), một ngày cuối tuần đẹp trời “rủ nhau” vào Đại Nội chơi, cùng hỏi - đáp những câu hỏi liên quan đến nhiều con người đã từng gắn liền với nhiều công trình quan trọng khác nhau trong Đại Nội, rồi lại chơi trò hóa trang, trình diễn thời trang của dân, lính, quan nhà Nguyễn. Gần đây nhất là hoạt động dã ngoại “Tìm về dấu xưa” của thầy và trò Trường THPT Nguyễn Huệ, TP. Huế.
Câu chuyện của xã hội
Để người dân - chủ thể của di sản, hiểu được vai trò quan trọng của mình trong công cuộc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa do triều Nguyễn để lại thì không cách nào bền vững hơn là đẩy mạnh công tác tuyên truyền và tạo nhiều điều kiện thuận lợi để họ đến gần hơn với di sản. Bắt đầu từ người trẻ là cách mà Trung tâm BTDTCĐ Huế chọn và đang dần được nhiều trường học hưởng ứng.
Ông Nguyễn Phước Hải Trung, Phó Giám đốc Trung tâm BTDTCĐ Huế cho biết: Cách dạy sử trong nhà trường của chúng ta hiện nay chưa sinh động và chưa thực sự gần gũi với học sinh. Việc đưa người trẻ đến gần hơn với di sản không chỉ là điều chúng tôi mong muốn mà cũng là câu chuyện của toàn xã hội và là vấn đề quan trọng đặt ra cho cả hệ thống giáo dục. Đã đến lúc chúng ta bình tâm lại để xem xét nhu cầu của các em học sinh về môn học này như thế nào. Qua những hoạt động phối hợp giữa Trung tâm BTDTCĐ Huế và các trường học, chúng tôi nhận thấy các em học sinh rất hào hứng với những trải nghiệm tại hiện trường. Thông qua những hoạt động ngoại khóa này, cũng như những trò chơi dân gian, trò chơi cung đình được trực tiếp tham gia, các em không những có thể tiếp thu kiến thức lịch sử một cách chủ động mà còn đến với di sản gần hơn, dần tự nhiên tạo được tinh thần trách nhiệm với di sản. “Các nước đồng văn làm rất tốt việc giáo dục và bồi dưỡng tình yêu với di sản văn hóa cho người trẻ. Tôi đã rất xúc động khi thấy ở nước ngoài, các trường học tổ chức cho các em học sinh khối tiểu học ở lại qua đêm ngay tại bảo tàng và trải nghiệm thực tế cùng những câu chuyện quá khứ đang được kể tại đó. Ở Việt Nam, một số bảo tàng đã làm được như thế và đây cũng là mục tiêu mà Bảo tàng Cổ vật Cung đình đang hướng đến trong tương lai không xa”, ông Hải Trung chia sẻ thêm.
Trở lại không gian của “Tìm về dấu xưa” của thầy và trò Trường THPT Nguyễn Huệ, thầy Trần Văn Cường, Phó Hiệu trưởng vui vẻ ghi nhận: Nhiều năm qua, nhà trường đã phối hợp với Trung tâm BTDTCĐ Huế tổ chức nhiều hoạt động phục vụ cho chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp gắn liền với di sản văn hóa, như: tổ chức cho học sinh tham quan di tích, tạo điều kiện cho các em xem các chương trình biểu diễn Nhã nhạc và trực tiếp tìm hiểu về loại hình nghệ thuật này… Chính sự hào hứng của các em, chúng tôi hiểu rằng các em được bồi đắp thêm lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, từ đó có ý thức tốt hơn và trách nhiệm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của người xưa để lại.
Bài, ảnh: ĐồNG VĂN
- Tuyên dương học sinh giỏi tại Văn miếu Quốc tử giám (26/05)
- Bàn giao "Khu vui chơi rèn luyện thể chất" cho Trường tiểu học Đông Nam Sơn (26/05)
- Đề nghị lịch sử là môn học bắt buộc cấp THPT (26/05)
- Chọn nghề phù hợp với năng lực học sinh (26/05)
- Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen cho em Trần Lê Bửu Tánh (26/05)
- Lo ngại khi lịch sử là môn học lựa chọn ở lớp 10 (25/05)
- Lan tỏa giá trị nhân văn, bản sắc văn hóa Huế đến từng học sinh (25/05)
- Nhập nhằng tư vấn hướng nghiệp - quảng bá tuyển sinh (25/05)
-
Nhập nhằng tư vấn hướng nghiệp - quảng bá tuyển sinh
- Tăng tốc vượt vũ môn kỳ thi tốt nghiệp THPT
- Kỹ năng sống - điểm tựa vững chắc cho học sinh
- “Biết rồi nói mãi”, chuyện tuyển dụng & thuyên chuyển giáo viên - Kỳ II: Vừa lòng kẻ tới, thỏa lòng người đi
- Giáo dục phổ thông mới ở A Lưới
- Cha mẹ phải là chỗ dựa tinh thần tin cậy cho con
- Xét tuyển học bạ năm 2022: Lưu ý về chỉ tiêu, điều kiện xét tuyển
- Sẵn sàng phương án trước những thay đổi về tuyển sinh
- Tái khởi động các sân chơi kỹ năng
- Giáo dục thể chất trong trường học: Không thể xem nhẹ
-
Trao 32 suất học bổng AMA cho sinh viên Trường đại học Sư phạm
- Nhu cầu tuyển dụng vượt hơn gấp đôi số sinh viên ra trường
- Sinh năm "heo vàng", tỉ lệ chọi vào lớp 10 sẽ tăng?
- “Biết rồi nói mãi”, chuyện tuyển dụng & thuyên chuyển giáo viên - Kỳ II: Vừa lòng kẻ tới, thỏa lòng người đi
- Trường ĐH Khoa học trao bằng cho 88 tân tiến sĩ, thạc sĩ
- Hơn 1.100 cơ hội việc làm tại 16 doanh nghiệp cho sinh viên
- “Biết rồi nói mãi”, chuyện tuyển dụng & thuyên chuyển giáo viên - Kỳ III: Hãy tin & hy vọng
- Ngày hội việc làm lớn nhất từ trước đến nay của Trường ĐH Nông Lâm
- Vỏ bọc bằng cấp
- Học đúng tuyến vẫn ổn
-
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy nói chuyện với học sinh Trường THPT Gia Hội
- Tăng tốc vượt vũ môn kỳ thi tốt nghiệp THPT
- Hơn 1.100 cơ hội việc làm tại 16 doanh nghiệp cho sinh viên
- “Biết rồi nói mãi”, chuyện tuyển dụng & thuyên chuyển giáo viên - Kỳ III: Hãy tin & hy vọng
- “Biết rồi nói mãi”, chuyện tuyển dụng & thuyên chuyển giáo viên - Kỳ II: Vừa lòng kẻ tới, thỏa lòng người đi