ClockThứ Hai, 12/09/2016 05:21

Bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển: Công bằng, không để sót đối tượng

TTH - Nhiều đối tượng, ngư dân bị thiệt hại chưa được thống kê, đưa vào diện bồi thường do sự cố môi trường biển. Mong mỏi của bà con được bồi thường thỏa đáng, công bằng nhằm ổn định sản xuất và đời sống.

Mong mỏi…

Anh Hồ Tường có hộ khẩu ở thôn 10, xã Điền Hòa (Phong Điền) trước đây đi làm ăn xa tại các tỉnh miền Nam. Cách đây một năm, anh quyết định trở về quê theo nghề biển truyền thống, nối nghiệp cha ông. Anh Tường đầu tư mấy chục triệu đồng mua sắm ghe, lưới cụ đánh bắt gần bờ, các loại hải sản cá nục, cá trích, câu mực… Đánh bắt gần bờ, thu nhập mỗi ngày vài trăm ngàn, có ngày được cả triệu đồng, là nguồn thu nhập chính đối với gia đình anh. Sau chừng 1 năm khai thác (kể tư khi sắm chiếc thuyền) thì xảy ra sự cố môi trường biển.

Ngư dân Thuận An trúng vụ cá chủa

“Khoảng 6 tháng nay, có đến 5 tháng ghe nằm bờ. Một số ngày đi biển chủ yếu kiếm cá ăn, có khi đánh bắt được khá nhiều hải sản nhưng bán chẳng ai mua… Nếu tính thiệt hại, bình quân mỗi tháng từ 6-7 triệu đồng”, anh Tường tâm sự. Mặc dù bị thiệt hại như bao hộ ngư dân khác, nhưng trường hợp của anh Tường không được chính quyền địa phương đưa vào diện đề nghị được bồi thường.

Chủ tịch UBND xã Điền Hòa - Nguyễn Đăng Phúc cho rằng, những hộ vừa mua sắm thuyền (trên dưới 1 năm) như anh Tường không đủ điều kiện được bồi thường. Trong khi đó, theo quy định của Chính phủ, các đối tượng bị thiệt hại đều được bồi thường, kể cả chủ thuyền máy, thuyền không lắp máy, các lao động trực tiếp, gián tiếp; không quy định thuyền được sắm lâu năm, hay mới vừa mua sắm…

Tại xã Phong Hải (Phong Điền) cũng có khá nhiều hộ chưa được đưa vào diện thống kê bồi thường thiệt hại. Chủ tịch UBND xã Phong Hải - Phan Khánh cho biết, chính quyền địa phương đang tập trung thống kê thiệt hại, trên tinh thần đúng đối tượng, không bỏ sót nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân. Có đến 80% hộ dân trên địa bàn xã đều tham gia nghề biển (trực tiếp, gián tiếp), như đánh bắt, chế biến hải sản, làm nước mắm, kinh doanh dịch vụ tại các bãi tắm, nuôi trồng thủy sản… Các cơ quan, ban ngành cấp trên cần xem xét giải quyết danh sách thống kê, các đề xuất từ cơ sở để bất cứ hộ dân nào bị thiệt hại đều được bồi thường thỏa đáng, công bằng. Đây chính là một trong những giải pháp an dân, ổn định cuộc sống trước mắt cũng như lâu dài.

Các chủ tàu, ngư dân đánh bắt xa bờ có tàu, thuyền công suất từ 90CV trở lên cho rằng, việc không được bồi thường cho các đối tượng này là không công bằng. Chủ tàu Phan Văn Chinh ở thị trấn Thuận An (Phú Vang) nói: “Chính chúng tôi là các đối tượng bị thiệt hại nặng. Mỗi chuyến đánh bắt xa bờ cả tuần đến vài tuần, chi phí xăng dầu, các hoạt động khác rất lớn, nhưng giá hải sản bị giảm đến 40% nên lãi rất ít. Bình quân mỗi lao động trên tàu bị thiệt hại khoảng 5 triệu đồng/tháng, chưa kể các chủ tàu bị thiệt hại lớn gấp nhiều lần. Trong khi đó, nhiều chủ tàu còn phải trả nợ vay đóng mới, cải hoán tàu nên gặp nhiều khó khăn”.

Khẩn trương thống kê

Ông Đoàn Thao, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT (NNPTNT) huyện Phú Vang cho biết, đến nay vẫn chưa thống kê xong các đối tượng bị thiệt hại. Sau khi có kết luận bổ sung các đối tượng được hỗ trợ của Chính phủ, các địa phương tập trung thống kê số hộ có tàu thuyền từ 90CV trở lên, các lao động trên tàu và các hộ chế biến, kinh doanh hải sản, nuôi trồng thủy sản… UBND huyện yêu cầu các địa phương sau khi thống kê xong phải niêm yết công khai, tránh tình trạng thiếu sót đối tượng.

Sau thời gian dài nằm bờ, ngư dân vừa trúng mẻ cá nục

Tại huyện Phú Lộc, ông Bạch Văn Khai, Trưởng phòng NNPTNT huyện cho hay, đến thời điểm này, huyện vẫn chưa có số liệu thống kê đầy đủ các đối tượng, số hộ bị thiệt hại do sự cố môi trường biển. Công tác thống kê đang được khẩn trương, gấp rút. Tuy nhiên, tinh thần của huyện phấn đấu thống kê chính xác, không để sót đối tượng. Các thôn sau khi thống kê xong sẽ niêm yết công khai để người dân biết, danh sách sau đó được gửi lên UBND xã xem xét, giải quyết.

Ông Nguyễn Minh Đức, Phó Giám đốc Sở NNPTNT cho biết, đến nay vẫn chưa có địa phương nào có danh sách thống kê số hộ thiệt hại, trình các ban ngành cấp trên. Sở yêu cầu các địa phương cần khẩn trương thống kê, gửi các các sở, ngành liên quan để tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, gửi Trung ương trước ngày 15/9.

Tại buổi làm việc với lãnh đạo Bộ NNPTNT mới đây, ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị, cần bổ sung các đối tượng được bồi thường, như các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, chế biến thủy hải sản, kinh doanh ăn uống tại các bãi biển, ven biển và người lao động tại các cơ sở này… Tuy nhiên, các cơ sở, cá nhân phải có địa chỉ cụ thể và có hộ khẩu thường trú tại các xã ven biển bị ảnh hưởng. Các hộ nuôi trồng thủy sản ngừng hoạt động từ tháng 5 đến nay cũng cần được bồi thường…

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám tiếp thu, nhất trí với các ý kiến đề xuất của lãnh đạo tỉnh. Thứ trưởng yêu cầu, trong quá trình kê khai cần xác định rõ đối tượng trực tiếp và gián tiếp bị ảnh hưởng để áp dụng mức bồi thường hợp lý, công bằng…

Văn phòng Chính phủ đã thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình về việc bổ sung các đối tượng gián tiếp bị thiệt hại là chủ tàu và người lao động làm thuê trên tàu cá lắp máy công suất từ 90 CV trở lên; chủ các cơ sở và người lao động làm thuê tại cơ sở (thu mua) tạm trữ thủy sản có kho đông, kho lạnh; cơ sở chế biến nước mắm, làm mắm tôm; các cơ sở nuôi trồng thủy sản phải tạm dừng sản xuất do nguồn nước biển bị ô nhiễm… tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh

Vụ cháy rừng ở A Lưới được xác định xảy ra vào sáng sớm 17/4, phải đến chiều cùng ngày, các lực lượng mới dập tắt. Đến ngày 18/4, các lực lượng vẫn tiếp tục kiểm tra, theo dõi nhằm ngăn chặn kịp thời lửa rừng có thể tái bùng phát.

Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh
Xây dựng môi trường lao động an toàn

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong lao động, sản xuất được doanh nghiệp (DN), các cấp công đoàn chủ động thực hiện nhằm hạn chế tối đa mọi rủi ro gây ra.

Xây dựng môi trường lao động an toàn

TIN MỚI

Return to top