ClockThứ Ba, 31/08/2021 14:33

“Bom hàng” - cá biệt & ích kỷ

Giúp sản phụ nơi đang phong tỏa vượt cạn thành công

Những ngày qua, “cư dân mạng” lại được phen hể hả khi “đánh hội đồng võ mồm” những người đặt hàng mua hộ rồi bom hàng (không lấy hàng và trả tiền) ở TP. Hồ Chí Minh, khiến những cán bộ, chiến sĩ phải đau đầu không biết giải quyết ra sao. Họ - những chiến sĩ có thể là lần đầu phải tần ngần trước một mớ hàng hóa, nhãn hiệu, phải phân vân, lựa chọn cho đúng với ghi chú của người dân. Có chiến sĩ trẻ còn “đỏ mặt” trước đơn hàng là món đồ tế nhị của phụ nữ mà có khi đến chồng, anh/em trai họ cũng chưa từng phải mua hộ. Thế nên, thay vì cười cợt khiếm nhã, “hội chị em chân chính” đã “thả tym” (bày tỏ sự yêu mến) với hành động vừa đáng yêu, vừa bi hài nói trên. Thế nhưng, đằng sau những cảm xúc tức thời đó là cả những vấn đề cần phải suy nghĩ về cách ứng xử, những thói quen và văn hóa mua hàng của người Việt.

Tôi đã từng thấy nhiều người bán hàng online “bốc phốt” người bom hàng của mình. Những kẻ “đặt hàng cho sướng mồm” ít nhiều cũng đã từng bị cộng đồng mạng chỉ trích, tẩy chay. Tôi tất nhiên không hùa theo số đông đó, nhưng những kẻ “bom hàng” ấy nếu có trong danh sách bạn bè của tôi trên facebook cũng sẽ lập tức “bay màu” nếu nó đúng là sự thật, bởi đơn giản tôi không muốn làm bạn (dù chỉ là bạn ảo) với những người mà ngay cả với việc mua hàng online cũng thiếu văn hóa tối thiểu.

Có lẽ với những người bán hàng online, nhất là shipper, việc “bom hàng” không còn quá xa lạ. Nó phổ biến đến mức chỉ cần một cái click chuột ở google trong vòng 0,4 giây có gần 15 triệu lượt liên quan đến từ khóa “bom hàng”. Thế nên, họ rất dè dặt với những đơn hàng mới, đơn hàng khủng không cọc… Tất nhiên, việc này cũng có khi xuất phát từ người bán hàng kém chất lượng, hàng giao không đúng yêu cầu... Và dù ở khía cạnh nào, thì “bom hàng” cũng khó được thông cảm. Khi cuộc sống bình thường, việc “bom hàng” đã khó chấp nhận, thời dịch bệnh, hành động này cần phải loại bỏ, nhất là khi người mua hàng hộ là các chiến sĩ, cán bộ - họ còn phải lo rất nhiều công việc chống dịch khác và còn rất nhiều đơn hàng, với những món rất cần thiết mà người nhận luôn ngóng chờ...

Dịch giã khiến cuộc sống người dân đảo lộn hơn một năm nay. Những điều tưởng chừng như không thể thành có thể và xảy ra trong cuộc sống này mà chưa ai có thể lường trước. Như đợt dịch này, số ca nhiễm tăng chóng mặt, thành quả chống dịch của Việt Nam dù được thế giới đánh giá cao các đợt trước thì đợt này cũng “chao đảo” trước sự sự biến đổi khó lường của chủng mới Delta. Nhiều tỉnh, thành phải giãn cách, người dân không được ra khỏi nhà… Đó là những giải pháp cứng rắn buộc phải triển khai để khống chế dịch bệnh. Vì thế, quân đội được điều động tăng cường hỗ trợ những địa phương trọng điểm trong phòng, chống dịch, trong đó có việc cung cấp, hỗ trợ lương thực, thực phẩm và đi chợ hộ.

Có thể thấy, họ đã làm rất tốt nhiệm vụ của mình, kể cả việc có thể là lần đầu tiên như đi chợ hộ. Những gia đình trong khu phong tỏa cũng nhờ đó mà được hỗ trợ kịp thời về lương thực, thuốc men, nhu yếu phẩm để yên tâm ở trong nhà. Chỉ đáng tiếc là có một số trường hợp khiếm nhã, đùa quá trớn và “bom hàng” như vừa nêu, còn lại có thể thấy “đi chợ hộ” là mô hình rất phù hợp cho các địa phương nếu phải phong tỏa, ở yên trong nhà.

Thừa Thiên Huế cũng đã tính đến kịch bản này nếu phải áp dụng các biện pháp giãn cách, phong tỏa để khống chế dịch bệnh. Trong đó, phương án đưa chợ ra phố và “đi chợ hộ” cũng được tính toán kỹ để người dân không thiếu đói mùa dịch, để ai cũng có thể tiếp cận được những thực phẩm thiết yếu và bằng hình thức tốt nhất, tránh lây nhiễm nguồn bệnh. Chỉ mong, những “con sâu bom hàng” như trên chỉ là cá biệt và không xảy ra ở địa bàn mình.

Hồng Tâm

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sửa nhà cho hộ nghèo

Ngày 16/4, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Vinh Hiền thực hiện sửa chữa nhà cho hộ bà Phạm Thị Thành (sinh năm 1962), trú tại thôn Hiền An 1, xã Vinh Hiền (Phú Lộc), là hộ nghèo trên địa bàn.

Sửa nhà cho hộ nghèo
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Nhiều cách giúp dân giảm nghèo bền vững

Trong năm 2023, huyện Phú Lộc có thêm 447 hộ thoát nghèo. Để cùng toàn tỉnh thực hiện những mục tiêu lớn, đặc biệt là giảm tỷ lệ hộ nghèo, huyện Phú Lộc đang triển khai nhiều cách gắn với tình hình thực tế.

Nhiều cách giúp dân giảm nghèo bền vững
Return to top