ClockThứ Bảy, 23/07/2016 10:49

Bốn bà cháu cùng là Bà mẹ Việt Nam Anh hùng

TTH - Bà Nguyễn Thị Tôn ở làng An Đô, phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà được Nhà nước truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng cùng 01 con dâu, 01 con gái và 01 cháu ngoại.

Bà có hai con là liệt sĩ được truy tặng danh hiệu năm 2014, con dâu Hoàng Thị Hiến có chồng và hai con là liệt sĩ được truy tặng danh hiệu năm 1995; con gái Hoàng Thị Kinh có hai con liệt sĩ được truy tặng danh hiệu năm 2016 và cháu ngoại Trương Thị Thỉ có con độc nhất là liệt sĩ được trao tặng danh hiệu năm 1995, hiện còn sống tại tổ dân phố 11, phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà.

Quê bà ở làng Phụ Ổ, lấy chồng ở làng An Đô cùng phường Hương Chữ, là một làng nghèo, ở gần chân núi, đất đai cằn cỗi, bạc màu, mùa hè thường bị khô hạn, các cây trồng lương thực, hoa màu thường bị mất mùa, nên đời sống nhân dân rất khó khăn, hàng năm nhiều người thiếu ăn vài ba tháng, thậm chí có người đến năm, bảy tháng, phải vào rừng khai thác gỗ, củi, đốt than, mây, lấy lá... để bán lấy tiền đong gạo.

Là làng nhỏ so với các làng xung quanh, trong kháng chiến chống Pháp dân số chưa đến 100 hộ, khoảng trên 200 nhân khẩu, chống Mỹ có đông hơn nhưng cũng khoảng trên 100 hộ, trên 300 nhân khẩu. Đây lại là làng có người tham gia kháng chiến đông. Theo số liệu của Ban Thương binh - Xã hội phường Hương Chữ toàn xã có 49 liệt sĩ, 11 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng (có 02 người còn sống), 13 thương binh, 55 người có công với nước (còn sống), 02 cán bộ tiền khởi nghĩa, 03 người bị phơi nhiễm chất độc da cam.

Gia đình chồng là một gia đình khá giả, ông họ Hoàng Thế, là thầy dạy học, được các vua triều Nguyễn cho vào cung để dạy cho các con cháu trong hoàn tộc, đến năm 1940 nghỉ hưu làm nghề thầy thuốc mở hiệu bán thuốc bắc tại làng Phụ Ổ. Sau Cách mạng Tháng 8/1945, ông vào An Đô thành lập Hợp tác xã nông nghiệp và chế biến nông sản, mở xưởng ép dầu phụng, trồng dâu nuôi tằm dệt vải và chăn nuôi trâu bò. Ông đưa toàn bộ con cháu trong họ vào làm ăn, trực tiếp chỉ đạo, điều hành chung, giao cho các con điều hành các bộ phận sản xuất, chế biến. Hợp tác xã hoạt động được hơn một năm thì giải thể vì kháng chiến bùng nổ, con cháu đi hết, nhân lực không còn đủ để sản xuất.

Hai ông bà sinh được 06 người con (3 trai, 3 gái), tài sản gia đình thuộc loại giàu có nhất nhì tại địa phương, các con được ăn học nên có điều kiện tiếp cận được các phong trào yêu nước. Người con thứ hai tham gia hoạt động cách mạng 1942 (nay được công nhận cán bộ hoạt động cách mạng trước tháng 01/1945), 02 người còn lại tham gia hoạt động sau cách mạng tháng 8/1945, cả 03 người con trai là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; có 02 liệt sĩ, 01 cán bộ hưu trí đã mất năm 1985. 03 người con gái 01 người mất khi chưa có gia đình, 02 người còn lại có tham gia cơ sở trong hai cuộc kháng chiến, 01 người mất trước, 01 người mất sau năm 1975.

Ông đã hiến đất cho cách mạng để đặt cơ xưởng Phú Lâm chuyển từ Huế ra và ủng hộ nhiều dụng cụ  trong sản xuất, như: Cuốc, xẻng, búa, kềm... để xưởng sử dụng, lắp đặt và sản xuất vũ khí phục vụ kháng chiến (xưởng Phú Lâm khi chuyển ra An Đô có tên là xưởng Văn Thăng, nay được công nhận di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh).

Các cháu của bà phát huy truyền thống, tiếp bước cha ông tham gia trong hai cuộc kháng chiến. Bà có hai cháu nội, hai cháu ngoại là liệt sĩ, nhiều cháu là thương binh, có công với cách mạng, bị bắt, bị tù, cán bộ hưu trí, là đảng viên hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước.

Đến thế hệ thứ tư (chắt) các cháu sinh ra trong thời bình, có điều kiện học hành, nhiều cháu có trình độ đại học, sau đại học, các cháu tiếp tục phát huy truyền thống phấn đấu trong công tác, nhiều cháu được đứng vào hàng ngũ của Đảng ở trong các cơ quan Nhà nước.

Bốn bà cháu được Nhà nước phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng là sự hy sinh to lớn của con cháu trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trong công cuộc xây dựng bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay, các cháu của bà tiếp tục phát huy truyền thống của cha ông, ra sức phấn đấu, rèn luyện hoàn thành tốt nhiệm vụ để xứng đáng và giữ vững danh hiệu mà Đảng và Nhà nước đã trao tặng cho gia đình.

Hoàng Thế Đoàn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10

Tiếp nối thành công 9 năm, Ban dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu tiếp tục phối hợp với các tổ chức, cá nhân, Hội đoàn, cộng đồng kiều bào, các nhà trí thức, khoa học và bạn bè quốc tế tổ chức trực tiếp và trực tuyến Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu - Lễ Giỗ Tổ và vinh danh con cháu Vua Hùng toàn cầu 2024 với chủ đề “Hoà bình - Di nguyện của tổ tiên”.

Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10
Thông tin doanh nghiệp
Đơn vị sản xuất, cung cấp gói hút ẩm silicagel hàng đầu Việt Nam

Việc tìm kiếm được một đơn vị sản xuất và cung cấp gói hút ẩm uy tín, chất lượng, giá tốt là mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều đối tác và doanh nghiệp. Hiện có rất nhiều nhà quản lý đau đầu vì không tìm thấy được công ty nào uy tín và đáng tin cậy. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về Thịnh Phong Corp - Đơn vị sản xuất, cung cấp gói hút ẩm uy silicagel uy tín hàng đầu tại Việt Nam.

Đơn vị sản xuất, cung cấp gói hút ẩm silicagel hàng đầu Việt Nam
ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài

Trong Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 vừa được công bố hôm nay (10/4), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2024 đối với Việt Nam được đưa ra trước đó, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Cụ thể, ADB kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 6% và 6,2% vào năm 2024 và 2025.

ADB Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài
Kazimierz và 17 năm ở Việt Nam

Mỗi khi nghĩ đến KTS. Kazimierz Kwiatkowski tôi lại nhớ tiểu thuyết “Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân” - một cuốn tiểu thuyết tình báo nổi tiếng của nhà văn Liên Xô (cũ) Yulian Semyonov, xuất bản năm 1969 và sau đó được dựng phim nhiều tập. Nhân vật chính là một sĩ quan tình báo của Liên Xô, bối cảnh tác phẩm bắt đầu từ chiến tranh thế giới thứ 2. Cuộc đời hoạt động trùng tu, cứu vãn di tích văn hóa của Kazimierz cũng có sự trùng hợp con số 17. Một KTS người Ba Lan có 17 năm liên tục làm việc ở Việt Nam.

Kazimierz và 17 năm ở Việt Nam
Return to top