ClockThứ Tư, 25/05/2016 09:26

Bốn tháng, hơn 63.000 vụ hàng lậu, gian lận thương mại bị bắt giữ

Tổng cục Hải Quan vừa cho biết, bốn tháng đầu năm, các lực lượng liên ngành chống hàng gian, hàng giả và gian lận thương mại đã bắt giữ hơn 63.642 vụ, xử phạt, truy thu thuế cho Nhà nước hơn 5.137 tỷ đồng, trong đó khởi tố hơn 440 vụ và hơn 580 đối tượng vi phạm.

Theo Ban Chỉ đạo chống hàng gian, hàng giả và gian lận thương mại Ban 389 Quốc gia, trong 4 tháng đầu năm 2016, các lực lượng chống buôn lậu như công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, hải quan... đã bắt giữ nhiều vụ buôn lậu có số lượng lớn, giá trị cao liên quan đến thuốc lá, dược phẩm, hàng điện tử và đặc biệt là ma túy và vũ khí quân dụng.

Hơn 63.000 vụ buôn lậu, gian lận thương mại bị bắt giữ và xử lý, nhưng đây chỉ là số lượng nhỏ so với thực tế.

Bên cạnh đó, còn có nhiều vụ việc liên quan đến hàng giả, gian lận thương mại gây bức xúc trong dân, khiến nhiều doanh nghiệp làm ăn lương thiện khốn đốn. Đặc biệt, hàng giả đang chạy về vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi các lực lượng chuyên ngành yếu – lỏng lẻo. Thị trường hàng hóa nông thôn đang bị đầu độc bởi nhiều loại hàng giả nguy hiểm đến sức khỏe của người dân, gây thiệt hại kinh tế và làm mất niềm tin của người dân.

Trên thực tế, hàng của các doanh nghiệp, thương hiệu lớn trong và ngoài nước tại Việt Nam đang bị làm giả và tuồn ra thị trường ngày một nhiều khiến dư luận nhân dân lo lắng, thị trường xáo trộn. Đặc biệt, vấn nạn hàng giả liên quan đến thực phẩm đang gây nhức nhối xã hội, cần sự vào cuộc mạnh tay của các ngành.

Theo Tổng cục Hải Quan, các địa bàn và địa phương “nóng” về công tác buôn lậu, hàng giả như tuyến biên giới phía Bắc như Quảng Ninh – Lạng Sơn, Lào Cai… Tại các tuyến biên giới Tây Nam, tình trạng buôn lậu thuốc lá, mỹ phẩm, xăng dầu vẫn diễn ra gây thiệt hại lớn cho Nhà nước.

Tổng cục Hải Quan khẳng định, dù việc phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại đang được phối hợp tốt nhưng số vụ vi phạm bị khởi tố còn rất nhỏ. Những tồn tại về sửa đổi, bổ sung các văn bản, quy định của pháp luật về lĩnh vực buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả còn chậm so với yêu cầu, chưa tháo gỡ được những khó khăn thực tiễn.

Cụ thể, tại Điều 25 của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm về kinh doanh hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu, số lượng 1.500 bao trở lên sẽ bị xử lý hình sự, vô hình chung đã làm cho đối tượng lợi dụng chia nhỏ, xé lẻ số lượng để vận chuyển từ 500 - 1.200 bao nên không xử lý hình sự được.

Tại điểm b, khoản 4, Điều 17, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, quy định về việc tịch thu phương tiện vận chuyển hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên hoặc vi phạm nhiều lần, hoặc tái phạm. Nhưng trên thực tế, đối với những vụ việc hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên lại không tịch thu được phương tiện do các đối tượng chủ xe thường vận chuyển thuê, không phải là chủ hàng, không cố ý vận chuyển hàng hóa nhập lậu.

Trước đó, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia khẳng định phòng chống hàng giả trong nước đã khó khăn nhưng chống hàng lậu hiện đang rất căng thẳng bởi lực lượng mỏng, yếu và một số địa phương có hiện tượng bao che cho buôn lậu và gian lận thương mại.

Các thủ đoạn buôn lậu hiện rất tinh vi, xảo quyệt, trên phạm vi cả nước, đặc biệt là trên các tuyến, địa bàn trọng điểm như biên giới, biển, trong lĩnh vực XNK, kho ngoại quan, tạm nhập tái xuất, các khu kinh tế, KCN, khu chế xuất.

Theo báo cáo, các tuyến biên giới nóng nhất về buôn lậu là Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai... có đường biên giới giáp Trung Quốc; tuyến biên giới Tây Nam có đường biên giới giáp Lào, Campuchia, với địa hình phức tạp, hoạt động buôn lậu, vận chuyển hàng lậu, hàng giả qua biên giới luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, khó lường.

Đặc biệt, tội phạm hàng giả đang công khai vận chuyển bằng đường hàng không với những thủ đoạn tinh vi. Các mặt hàng gọn nhẹ, có thuế suất cao như: vàng, điện thoại di động, tân dược, ngoại tệ, cổ vật, kim cương, đồng hồ, ma túy, sừng tê giác…

Theo Dân trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thu giữ nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc trị giá hơn nửa tỷ đồng

Chiều 25/1, ông Phan Hùng Sơn – Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh thông tin, triển khai kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, chỉ trong thời gian ngắn, đơn vị đã phát hiện và tạm giữ lượng hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ trị giá hơn nửa tỷ đồng.

Thu giữ nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc trị giá hơn nửa tỷ đồng
Giám sát tiêu hủy đối với phế liệu tồn đọng

Tổng cục Hải quan vừa yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về xử lý hàng hóa tồn đọng trong địa bàn hải quan, Luật Bảo vệ môi trường và chỉ đạo của Tổng cục Hải quan trong việc tiêu hủy, giám sát tiêu hủy đối với phế liệu tồn đọng.

Giám sát tiêu hủy đối với phế liệu tồn đọng
Bắt nhóm đối tượng trộm xe mô tô

Sáng 23/12, Phòng Cảnh sát cơ động công an tỉnh cho biết, trong quá trình tuần tra, kiểm soát, đơn vị đã bắt giữ nhóm đối tượng trộm cắp xe mô tô.

Bắt nhóm đối tượng trộm xe mô tô
Lắp cân đối chứng, tránh gian lận thương mại tại chợ Đông Ba

Tránh gian lận thương mại, BQL chợ vừa trang bị một số cân đối chứng, giúp khách hàng thuận tiện kiểm tra trọng lượng hàng hóa nếu thấy nghi ngờ là thông tin bà Hoàng Thị Như Thanh – Trưởng Ban quản lý (BQL) chợ Đông Ba cung cấp chiều 26/11

Lắp cân đối chứng, tránh gian lận thương mại tại chợ Đông Ba

TIN MỚI

Return to top