Thế giới

Bong bóng du lịch Mekong có thể giúp khu vực mở cửa trở lại

ClockThứ Năm, 21/10/2021 16:10
TTH.VN - Các kế hoạch mở cửa trở lại của Campuchia, Việt Nam, Thái Lan và Myanmar cho khách du lịch, cùng với tuyến đường sắt cao tốc Trung Quốc - Lào mới đang làm sống lại sự bàn luận về bong bóng du lịch ở khu vực Mekong.

ADB hoan nghênh chiến lược phát triển 10 năm của nhóm các nước GMSHội nghị Bộ trưởng Những người bạn của Mekong lần thứ nhấtASEAN và Trung Quốc nên thiết lập bong bóng du lịchĐưa du lịch ASEAN thoát khỏi vòng xoáy của đại dịch COVID-19New Zealand có thể đóng cửa biên giới cho đến hết năm 2021

Hoành tráng tuyến đường sắt cao tốc Trung Quốc - Lào. Ảnh minh họa: Xinhua/Tuổi trẻ

Cụ thể, Thái Lan đã mở cửa chào đón du khách đến các đảo nghỉ dưỡng nổi tiếng như Phuket và Koh Samui, cũng như sẽ mở cửa toàn bộ đất nước cho tất cả du khách đã tiêm chủng đầy đủ từ ít nhất 10 quốc gia vào tháng tới. Tuy nhiên có thể nhu cầu du lịch ban đầu sẽ không nhiều như mong đợi.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có kế hoạch mở cửa trở lại đảo Phú Quốc cho du khách nước ngoài vào tháng tới, ngay cả khi tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 hằng ngày trên toàn quốc vẫn còn ở mức cao. Hiện Việt Nam đã kết thúc 3 tháng phong tỏa TP.Hồ Chí Minh, song từ tháng 3/2020 đến nay, hạn chế nhập cảnh vẫn áp dụng và có hiệu lực cho du khách quốc tế.

Ngay cả Myanmar cũng kỳ vọng sẽ thu hút được nhiều khách du lịch. Trong đó lệnh cấm đi lại giữa các tỉnh đã được dỡ bỏ và trang tin tức Bloomberg cho biết, Bộ trưởng Bộ Khách sạn và Du lịch Myanmar U Htay Aung muốn cho phép nhập cảnh khoảng 300.000 khách du lịch quốc tế vào nước này trong quý đầu tiên của năm 2022.

Myanmar cũng muốn thiết lập bong bóng du lịch với Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam bất chấp các chuyến bay thương mại vẫn đang bị cấm.

Campuchia cũng bắt đầu cấp thị thực điện tử cho khách du lịch vào ngày 19/10, song du khách khi đến nước này vẫn phải đối mặt với yêu cầu cách ly ít nhất 7 ngày với mức giá 1.000 USD. Được biết, Campuchia có vị trí tốt hơn so với các nước láng giềng khác khi bàn về kế hoạch chào đón du khách trở lại, bởi quốc gia này đã hoàn thành tiêm chủng cho 80% tổng dân số, với gần 100% dân số Phnom Penh đã được tiêm chủng đầy đủ.

“Chính phủ Hoàng gia Campuchia đã làm rất tốt trong việc tiêm phòng cho dân số của mình. Bây giờ điều quan trọng là phải tạo niềm tin và sự tin tưởng cho du khách quốc tế để họ cảm thấy an toàn khi đến thăm các điểm đến của mình. Đến du lịch tại Campuchia sớm, tức khi biên giới bắt đầu mở là điều hết sức độc đáo bởi mang đến cơ hội hiếm có trong đời để ngắm các ngôi đền và nhiều điểm đến khác khi không quá đông người”, Giám đốc điều hành Văn phòng Điều phối Du lịch Mekong (MTCO) Jens Thraenhart cho biết.

Trong một diễn biến có liên quan, một tuyến đường sắt cao tốc mới nối liền Trung Quốc và Lào có thể sẽ tạo thêm động lực cho du khách Trung Quốc đến tham quan khu vực sông Mekong.

Chuyến tàu đầu tiên từ Côn Minh đến Vientiane đã đến vào ngày 16/10 và dịch vụ đầy đủ dự kiến sẽ được triển khai vào ngày 2/12 - ngày Quốc khánh Lào.

Giám đốc Jens Thraenhart cho biết: “Liên kết đường sắt cao tốc giữa Trung Quốc và Đông Nam Á sẽ rất quan trọng trong việc khởi động lại ngành du lịch ở khu vực sông Mekong. Người tiêu dùng Trung Quốc đã và đang chuyển hướng sang du lịch bằng tàu hỏa nhờ vào mạng lưới tuyệt vời của đất nước và nó đã được mở rộng đến nhiều điểm đến nông thôn mới, phù hợp với sở thích du lịch nội địa mới... Song cũng cần lưu ý rằng biến đổi khí hậu là một mối đe dọa hiện hữu và người tiêu dùng ngày càng có ý thức hơn về tác động của biến đổi khí hậu, điều này khiến tiến trình đi lại, du lịch bằng tàu hỏa sẽ chứng kiến thời kỳ mới của hoạt động du lịch có trách nhiệm. Chính điều này sẽ tiếp thêm động lực cho ngành du lịch sau đại dịch”.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3: Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội

Mặc dù Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chưa lâu, song những định hướng của bản quy hoạch dường như đã được tỉnh “thực tiễn hóa” khá sớm, đặc biệt các phương án phát triển kinh tế - xã hội.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3 Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội
Return to top