Thể thao trong nước

Bóng đá bãi biển & du lịch

ClockChủ Nhật, 03/07/2016 05:11
TTH - Những năm qua, bóng đá bãi biển (BĐBB) Thừa Thiên Huế gặt hái nhiều thành công. Đây không đơn thuần là môn thể thao mà còn là “đòn bẫy” thúc đẩy phát triển du lịch biển.

Kể từ khi Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đưa BĐBB vào hệ thống thi đấu toàn quốc (năm 2009), Thừa Thiên Huế luôn được xem là ứng cử viên cho chức vô địch. Dẫu vậy, nhiều người vẫn đặt câu hỏi: “Tại sao bóng đã bãi biển giàu tiềm năng nhưng vẫn chưa được đầu tư?”.

Những trận đấu bóng đá bãi biển luôn thu hút khá đông du khách

Thành tích ấn tượng

BĐBB tại Thừa Thiên Huế ra đời không lâu và ngay lập tức trở thành hình thức giải trí của người dân miền biển, nhất là lứa tuổi thanh thiếu niên. Bắt đầu từ trái bóng nhựa, thậm chí có khi dùng rơm cuốn ni lông để đá. Khi sân cỏ nhân tạo hình thành, người chơi và người xem vẫn không quay lưng với môn thể thao này.

Bảy năm qua, kể từ khi tham gia giải BĐBB toàn quốc, Thừa Thiên Huế có thể “vỗ ngực xưng tên” với thành tích hai lần vô địch (2010 và 2015), những lần còn lại đều nằm trong top 3 đội dẫn đầu. Sau giải đấu, nhiều cầu thủ của BĐBB Thừa Thiên Huế trở thành đối tượng, một số trường hợp lọt vào danh sách tuyển Việt Nam đi thi đấu các giải khu vực, có thể kể đến, như: Trần Vĩnh Phong, Mai Bá Cường, Lê Ngọc Phước, Nguyễn Văn Thuận,…

Cũng từ thành tích ấn tượng của BĐBB Thừa Thiên Huế, nhiều du khách muốn tận mắt chứng kiến trò chơi trên biển này “hấp dẫn” như thế nào. Và, câu chuyện giải BĐBB huyện Phú Vang năm nay được tổ chức với mục đích duy trì phong trào, tuyển quân thi đấu giải toàn quốc ở Đà Nẵng cùng nhiệm vụ: “Kêu gọi du khách về với biển và “giảm nghèo” dịch vụ du lịch biển” đã nhận được thêm nhiều lời chia sẻ của không ít du khách: “Có lẽ nhờ những hoạt động này, chúng tôi mới thấy hứng thú khi về biển”.

Đầu tư một… được hai

Giàu thành tích và hiện được xem là một trong những “cứu tinh” của du lịch biển, nhưng nhắc đến BĐBB của Thừa Thiên Huế, giới cầu thủ, huấn luyện viên và người đam mê lại buồn. Ông Nguyễn Văn Hiền, huấn luyện viên kiêm cầu thủ thi đấu tại giải BĐBB toàn quốc 2016 cho rằng, do không có một đội tuyển cố định được đầu tư mà thông thường trước giải mới tuyển chọn rồi đi thi đấu nên khá vất vả. Sau giải, ai xuất sắc thì đầu quân cho đội bạn khiến cho phong trào tập luyện BĐBB gặp khó khăn, du khách ít có cơ hội được chứng kiến những trận đấu hấp dẫn, sôi động trên cát.

BĐBB “giúp” du lịch thu hút khách và hạn chế sự nghèo nàn về dịch vụ là điều thấy rõ. Do vậy, đầu tư cho BĐBB lúc này cũng là cách để làm du lịch biển sôi động hơn. Hơn thế, trong bối cảnh bãi biển Thuận An được quy hoạch đẹp, thuận tiện cho việc phát triển thể thao, nhất là bóng đá như hiện nay thì việc đầu tư để phát triển BĐBB rất hợp lý. Không chỉ khai thác được tiềm năng thể thao của những con người làng biển, đóng góp cho nền thể thao chung của tỉnh nhà mà còn giúp phát triển du lịch. Tuy vậy, mong muốn đó chỉ có thể thành công khi có sự chung tay từ các cấp, ngành và toàn xã hội.

Theo ông Lê Ngọc Tư, Trưởng phòng Nghiệp vụ TDTT (Sở Văn hóa – Thể Thao), Tổng thư ký Liên đoàn bóng đá Thừa Thiên Huế, phong trào tập luyện môn BĐBB các xã vùng biển huyện Phú Vang, Quảng Điền, Phú Lộc khá phát triển nhưng kinh phí đầu tư cho BĐBB rất khó khăn. Ở Phú Vang cũng thi đấu tự phát, theo phong trào, chưa được đầu tư đúng mức. Thậm chí giải của huyện và đội tuyển thi đấu toàn quốc, Phòng Nghiệp vụ TDTT vẫn phải tìm kiếm nguồn tài trợ và kinh phí hỗ trợ của Sở Văn hóa và Thể thao. Khó khăn về kinh phí nên đến nay vẫn chưa thành lập được một đội tuyển hay câu lạc bộ ổn định.

Bài, ảnh: LÊ HỮU PHÚC

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Du lịch và lữ hành sẽ phá vỡ mọi kỷ lục trong năm 2024

Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC) vừa dự báo một năm phá vỡ kỷ lục đối với lĩnh vực du lịch và lữ hành trong năm 2024, với mức đóng góp cho nền kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại là 11,1 nghìn tỷ USD.

Du lịch và lữ hành sẽ phá vỡ mọi kỷ lục trong năm 2024
Tạo lợi thế cạnh tranh từ du lịch chuyên đề

Sản phẩm của du lịch chuyên đề thường mang tính đặc trưng, chuyên sâu và kén người làm, nhưng lại tạo lợi thế cạnh tranh có một không hai. Ở Huế, tiềm năng, tài nguyên du lịch là lợi thế để khai thác các sản phẩm du lịch chuyên đề.

Tạo lợi thế cạnh tranh từ du lịch chuyên đề
Return to top