Thể thao

Bóng đá bãi biển với hướng lên chuyên nghiệp

ClockThứ Năm, 06/11/2014 14:36
TTH - Trong đội hình giành HCB giải vô địch bóng đá bãi biển Đông Nam Á 2014 vừa kết thúc hôm 29/10 tại Malaysia của tuyển Việt Nam, Thừa Thiên Huế góp mặt 2 chân sút là Mai Bá Cường (hậu vệ) và Trần Vĩnh Phong (tiền đạo).

Trước đó, tại các giải toàn quốc, tuy “sinh sau đẻ muộn” nhưng tuyển bóng đá bãi biển Thừa Thiên Huế cũng “kịp” đem về HCB năm 2009, HCV 2010, HCB 2012 và HCĐ tại giải bóng đá bãi biển ĐH TDTT toàn quốc lần VII-2014.

Thật ra đó chưa phải là điều đáng nói nếu như Huế được đầu tư bài bản, chuyên nghiệp như những tỉnh, thành khác. Ngược lại, bên cạnh nguồn kinh phí hạn hẹp, việc tập luyện, đào tạo nghiệp dư thì lực lượng của tuyển bóng đá bãi biển Huế chỉ là những chân sút phong trào đến từ 2 xã Phú Thuận và Thuận An (Phú Vang).
Kinh phí hạn hẹp không phải chuyện riêng của môn bóng đá bãi biển. Đó là thực trạng chung của ngành thể thao tỉnh nhà. Vậy nhưng, sự “trói buộc” về trách nhiệm, về quyền lợi… giữa thể thao chuyên nghiệp và phong trào lại là 2 mức độ hoàn toàn khác nhau. Và, để duy trì, để gặt hái được những thành tích đáng ghi nhận thì bóng đá bãi biển Huế chắc chắn đã phải nỗ lực, cố gắng rất nhiều.
Theo HLV Trần Viết Phong, nếu không có sự đồng lòng của tập thể, niềm đam mê của từng cá nhân, có lẽ, tuyển bóng đá bãi biển Huế đã giải tán từ lâu bởi những chế độ đãi ngộ không tương xứng so với công sức cầu thủ bỏ ra khi tập luyện, thi đấu.
Kể từ năm 2009 đến nay, ngoài việc chỉ được nhận kinh phí 1 năm 1 lần để tham dự giải toàn quốc thì tuyển bóng đá bãi biển Huế phải tự xoay xở nếu muốn tham dự các giải đấu khác nhằm tích lũy kinh nghiệm và nâng cao trình độ, HLV Trần Viết Phong cho biết thêm.
Trao đổi về hướng phát triển của môn thể thao đã và đang góp phần nâng cao vị thế của thể thao Huế, PGĐ Sở VHTT&DL Lê Xuân Bình cho biết: “Bộ môn này nằm trong quy hoạch khai phá tiềm năng biển của ngành VHTT&DL từ năm 2008 và tầm nhìn đến 2020. Hiện, những người làm thể thao đã và đang nhắm đến việc chuyển bóng đá bãi biển từ phong trào sang đỉnh cao để các cầu thủ có điều kiện tập luyện, thi đấu trong môi trường chuyên nghiệp cũng như được hưởng những chế độ ưu đãi hơn”.
Cái khó nhất của bóng đá bãi biển là chưa tìm ra được nguồn tài trợ ngoài ngân sách. Nếu so với các bộ môn khác, đầu tư cho đội tuyển này không nhiều, tầm 150 triệu - 200 triệu một mùa. Nếu có mạnh thường quân, chắc chắn thành tích bóng đá bãi biển của Huế còn tiếp tục đi lên, ông Bình tin tưởng nói.
Về mặt phong trào, huyện Phú Vang nói chung và 2 xã Phú Thuận, thị trấn Thuận An nói riêng không phải là địa phương duy nhất ở Huế có thể phát triển môn bóng đá bãi biển. Nhưng hiện chỉ có những địa phương trên duy trì được bộ môn này. Để phát triển phong trào, các địa phương như Phú Lộc, Hương Trà, Phong Điền và Phú Vang nên phối hợp với ngành chức năng tổ chức các giải đấu cấp huyện và tiến tới tổ chức giải đấu cấp tỉnh. Đó là nền tảng để chọn ra tài năng khoác áo đội tuyển tỉnh cũng như tạo cơ hội có thêm nhiều chân sút của Huế góp mặt trong đội tuyển bóng đá bãi biển Quốc gia.
Hàn Đăng
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

233 VĐV tranh tài Giải bơi - lặn vô địch quốc gia bể 25m

Giải bơi - lặn vô địch quốc gia bể 25m năm 2024 do Tổng cục Thể dục - Thể thao, Hiệp hội Thể thao dưới nước Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh tổ chức, chính thức được khởi tranh ngày 28/3, tại bể bơi Trung tâm Thể thao tỉnh.

233 VĐV tranh tài Giải bơi - lặn vô địch quốc gia bể 25m
Nội dung vật tự do nữ của Thừa Thiên Huế đứng thứ nhất toàn đoàn

Sau một tuần tranh tài sôi nổi, Giải vô địch các Câu lạc bộ Vật tự do, Vật cổ điển quốc gia năm 2024 được tổ chức tại Khu danh thắng Tây Thiên, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đã khép lại. Kết thúc nội dung vật tự do nữ, đoàn Thừa Thiên Huế đã xuất sắc vượt lên xếp thứ nhất toàn đoàn.

Nội dung vật tự do nữ của Thừa Thiên Huế đứng thứ nhất toàn đoàn
Return to top