Thể thao quốc tế
World Cup 2022:

Bóng đá Nam Mỹ khao khát ngôi vương

ClockThứ Sáu, 09/12/2022 17:44
TTH.VN - Bóng đá lục địa già đã thống trị thế giới quá lâu và tại World Cup 2022, hai ứng cử viên cho chức vô địch đến từ Nam Mỹ đều khao khát ngôi vương, còn người hâm mộ đang mong chờ một làn gió mới.

Cuộc chiến cân sức & nhiều duyên nợVui, buồn và lạMarốc & giấc mơ 36 năm

Brazil vào tứ kết sau trận thắng tưng bừng. Ảnh: Getty Images

Trong diễn đàn dành cho các đội tuyển quốc gia giành vé dự World Cup 2022 ở Italia hồi tháng 8, Chủ tịch FIFA Gianni Infantino nửa đùa nửa thật ở lễ bế mạc, rằng: “Tôi hy vọng cúp vàng Qatar 2022 sẽ tới từ một nền bóng đá ngoài châu Âu”.

Câu nói của vị chủ tịch FIFA có thể “ứng nghiệm”. Nhìn vào sân chơi bóng đá lớn nhất hành tinh ngay tại vòng tứ kết, ngoài đại diện duy nhất châu Phi là Morocco và 5 đội bóng đến từ châu Âu là Hà Lan, Croatia, Anh, Pháp, Bồ Đào Nha thì không thể không nhắc đến 2 đại diện ưu tú của nền bóng đá khu vực Nam Mỹ là Brazil và Argentina. Họ là những ứng cử viên sáng giá cho chức vô địch.

Morocco vào đến tứ kết World Cup 2022 và trước đó được xem như "hiện tượng" khi đánh bại đối thủ đẳng cấp hơn là Tây Ban Nha, tuy nhiên, để một đại diện châu Phi có thể làm “làm nhục” các đội bóng của lục địa già rồi đoạt cúp dường như quá khó. Muốn thay đổi lại trật tự bóng đá thế giới qua World Cup 2022, khả dĩ nhất, chỉ có thể là Nam Mỹ.

Lịch sử bóng đá thế giới chỉ ghi nhận 3 quốc gia hiếm hoi ngoài châu Âu vào tới chung kết một trận chung kết World Cup, và cả ba đều tới từ Nam Mỹ, gồm Brazil, Argentina và Uruguay. Tuy nhiên, Uruguay đã không chơi trận đấu cuối cùng của ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh từ năm 1950. Nói cách khác, bóng đá đỉnh cao ngoài châu Âu chỉ ghi nhận Brazil và Argentina.

Messi (số 10) là niềm hy vọng lớn của Argentina. Ảnh: Getty Images

Ngược dòng quá khứ, đáng tiếc là World Cup kể từ sau 2002 đã không còn là cuộc chơi của những người Nam Mỹ. Thế hệ vàng của Ronaldo, Cafu, Ronaldinho, Rivaldo... là những cái tên của Nam Mỹ gần nhất được chạm tay vào chiếc cúp vàng. Sau đó, kể từ 2006 cho đến kỳ World Cup gần nhất là 2018, nhà vô địch đều là cái tên đến từ lục địa già. Năm 2006, Italia chính là những người nâng cúp. Năm 2010, cúp vàng về tay các cầu thủ Tây Ban Nha. Sau đó 4 năm, Đức là đội bóng vô địch và gần đây nhất - World Cup 2018, tuyển Pháp đã giành chiến thắng ở trận chung kết bằng sức trẻ và cả đẳng cấp. Tính chung trong những kỳ World Cup đó, chỉ có duy nhất năm 2014 trên đất Brazil mới có một đại diện đến từ Nam Mỹ đi đến trận đấu cuối cùng (Argentina).

Nói bóng đá Nam Mỹ khao khát ngôi vương và thay đổi lại trật tự bóng đá thế giới là có cơ sở, bởi ngoài các đội bóng Nam Mỹ, những khu vực bóng đá khác trên thế giới không đủ tiềm lực để nghĩ tới những điều lớn lao hơn tại World Cup. Nhìn sang châu Á, giấc mơ tiến xa cũng nhanh chóng khép lại. Tại kỳ World Cup 2022 được tổ chức ngay trên sân của một đại diện của Liên đoàn bóng đá châu Á là Qatar và có đến 3 đội bóng của châu Á vào vòng 1/8 (Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc), nhưng tất cả đều không thể vươn xa hơn. Hiểu một cách đơn giản thì phải là những đội bóng hàng đầu mới “trị” lại những đội bóng từ lục địa già.

HLV Tite được kỳ vọng sẽ đưa Neymar và Brazil lên ngôi vô địch. Ảnh: Getty Images

Brazil và Argentina hoàn toàn đáng để kỳ vọng. Họ có dàn hảo thủ và một đẳng cấp cao hơn. Hành trang của Brazil tới Qatar là vị trí số 1 trên bảng xếp hạng FIFA (với 1841.3 điểm), bất bại ở vòng loại khu vực Nam Mỹ và chỉ thua 5/76 trận dưới triều đại Tite. Trong khi đó, Argentina cũng ở trạng thái tốt nhất sau nhiều năm, với vị trí thứ 3 trên bảng xếp hạng FIFA (với 1773.88 điểm). Họ có một tập thể “đồng lòng, đoàn kết” nhất trong 15 năm qua theo chia sẻ của Lionel Messi với nhật báo địa phương Clarin.

Tại vòng tứ kết, Brazil đụng độ với Croatia (22 giờ ngày 9/12), trong khi Argentina chạm trán Hà Lan (2 giờ ngày 10/12). Đối thủ của hai đội bóng Nam Mỹ hoàn toàn không phải quá vượt trội. Thậm chí, nhiều đánh giá từ giới chuyên môn còn cho rằng các đại diện châu Âu có phần yếu thế hơn hai đại diện của Nam Mỹ. Nếu tính toán chiến thuật hợp lý và thi đấu đúng sức, cả Brazil và Argentina hoàn toàn có cơ hội đi tiếp.

Nhìn vào trận đấu trước, ngôi sao Neymar đã khiến “vũ điệu Samba” lại cuồng say, còn Messi cũng đang giúp cho “điệu Tango” thêm lôi cuốn. Hai tấm vé vào bán kết đang đặt trước mặt của Brazil và Argentina. Với khao khát tìm lại hào quang cho bóng đá Nam Mỹ, trước hết họ phải giành chiến thắng ở tứ kết.

HỮU PHÚC

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon

Hãng Thông tấn Reuters ngày 27/3 đưa tin, Brazil và Pháp vừa khởi động một chương trình đầu tư, nhằm mục tiêu bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon ở Brazil và Guyana, với khoản đầu tư trị giá 1 tỷ euro (tương đương 1,1 tỷ USD) từ các nguồn quỹ công và tư nhân trong vòng 4 năm tới.

Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon
Tốc độ tàn phá rừng nhiệt đới Amazon giảm mạnh từ đầu năm đến nay

Theo một phân tích được Reuters tiết lộ ngày 29/11, sự tàn phá trên khắp rừng nhiệt đới Amazon từ đầu năm đến nay đã chậm lại đáng kể, giảm 55,8% so với cùng kỳ năm trước. Điều này tạo ra một bước ngoặt lớn đối với khu vực có vai trò quan trọng trong việc kiềm chế biến đổi khí hậu.

Tốc độ tàn phá rừng nhiệt đới Amazon giảm mạnh từ đầu năm đến nay
Brazil: Thuốc trừ sâu khi trồng đậu nành có thể làm tăng tỷ lệ trẻ tử vong vì ung thư

Một nghiên cứu cho thấy thuốc trừ sâu được sử dụng trong quá trình trồng đậu nành có thể liên quan đến sự gia tăng tử vong do ung thư ở trẻ em tại Brazil - quốc gia sản xuất và xuất khẩu đậu nành lớn nhất thế giới và là một trong những nước sử dụng thuốc trừ sâu hàng đầu để ngăn chặn cây trồng khỏi sâu bệnh.

Brazil Thuốc trừ sâu khi trồng đậu nành có thể làm tăng tỷ lệ trẻ tử vong vì ung thư
Bộ trưởng Brazil thành lập lực lượng đặc nhiệm ứng phó với hạn hán chưa từng có ở Amazon

Chính phủ Brazil đang chuẩn bị thành lập một lực lượng đặc nhiệm để cung cấp hỗ trợ khẩn cấp cho người dân ở khu vực Amazon đang bị hạn hán nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến các con sông vốn là nguồn hỗ trợ sinh kế của họ, Bộ trưởng Bộ Môi trường Brazil Marina Silva cho biết.

Bộ trưởng Brazil thành lập lực lượng đặc nhiệm ứng phó với hạn hán chưa từng có ở Amazon
Return to top