ClockThứ Ba, 21/03/2017 06:30

Brazil: Ngành công nghiệp thịt bị ảnh hưởng nặng do các lệnh cấm xuất khẩu

TTH.VN - Tin từ AFP cho biết, Trung Quốc và Liên minh châu Âu - những thị trường lớn của ngành công nghiệp thịt Brazil, hôm qua (20/3) đã ban hành lệnh cấm một phần đối với các loại thịt nhập khẩu từ Brazil, sau vụ bê bối thịt bẩn của nước này.

Brazil trấn an ngành xuất khẩu thịt sau vụ bê bối thịt bẩnBê bối sản phẩm thịt bẩn gây chấn động chính trường Brazil

Thịt bò Brazil được xuất khẩu sang rất nhiều nước trên thế giới. Ảnh: AFP

Một lệnh cấm khác đối với thịt Brazil mà Chile áp đặt cũng gây ra một cuộc tranh cãi thương mại giữa hai đối tác Nam Mỹ.

Những nỗ lực của Tổng thống Brazil Michel Temer - người thậm chí đã mời các đại sứ nước ngoài đến một nhà hàng truyền thống ở thủ đô Brasilia vào cuối hôm 19/3, vẫn không xoa dịu được nỗi lo ngại của các nhà nhập khẩu.

Trung Quốc, với Hồng Kông là thị trường xuất khẩu thịt lớn nhất của Brazil, cho biết họ cần biết thêm thông tin về các cáo buộc rằng các doanh nghiệp chế biến thịt lớn đã hối lộ các thanh tra viên để có được giấy chứng nhận sức khoẻ và che giấu vấn đề thịt nhiễm bẩn với ngườitiêu dùng.

Ủy ban châu Âu, cơ quan điều hành của EU, cũng kêu gọi Brazil ngay lập tức dừng việc xuất khẩu của 4 công ty liên quan đến vụ bê bối, ông Enrico Brivio - phát ngôn viên của khối nói với các phóng viên tại Brussels.

Không lâu sau đó, chính phủ Brazil cho biết họ đã tuân thủ yêu cầu, ngăn chặn việc xuất khẩu của tất cả 21 cơ sở chế biến thịt đang được điều tra.

Theo AFP, ít nhất 30 người đã bị bắt giữ trong vụ việc, và cảnh sát Brazil đã phát hiện hơn một chục nhà máy chế biến có vấn đề.

Bộ nông nghiệp cho biết, một nhà máy chế biến gia cầm do nhóm BRF đa quốc gia và 2 nhà máy chế biến thịt do công ty Peccin của địa phương điều hành đã bị đóng cửa.

Brazil là quốc gia xuất khẩu thịt bò và gia cầm lớn nhất thế giới và vụ việc này là một đòn mạnh đánh vào đất nước khi quốc gia này đang phải vật lộn để thoát khỏi cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong lịch sử.

"Brazil đang phải đối mặt với nguy cơ mất doanh thu khoảng 3,5 tỷ USD, tương đương khoảng 0,2% GDP", nhà kinh tế của Capital Economics cảnh báo. "Tác động kinh tế phụ thuộc vào việc các lệnh cấm sẽ kéo dài bao lâu", ông cho biết thêm.

Vụ bê bối thịt bẩn lần này xảy ra chỉ vài ngày trước khi bắt đầu các cuộc đàm phán để tìm kiếm một hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu với một số nước Nam Mỹ, trong đó có Brazil.

Thịt của Brazil được xuất khẩu sang hơn 150 quốc gia, với các thị trường chính bao gồm cả Nhật Bản, Arab Saudi và Nga.

Theo số liệu của chính phủ Braxin, doanh số bán hàng năm 2016 đạt 5,9 tỷ USD từ gia cầm và 4,3 tỷ USD từ thịt bò. Ngành xuất khẩu thịt chiếm khoảng 7% tổng xuất khẩu và 0,7% tổng sản phẩm quốc nội, theo Capital Economics.

Bảo Nghi (Lược dịch từ AFP & CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon

Hãng Thông tấn Reuters ngày 27/3 đưa tin, Brazil và Pháp vừa khởi động một chương trình đầu tư, nhằm mục tiêu bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon ở Brazil và Guyana, với khoản đầu tư trị giá 1 tỷ euro (tương đương 1,1 tỷ USD) từ các nguồn quỹ công và tư nhân trong vòng 4 năm tới.

Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon
Xuất khẩu của Nhật Bản đạt kỷ lục trong năm 2023

Theo số liệu sơ bộ do Bộ Tài chính Nhật Bản công bố ngày 24/1, xuất khẩu của Nhật Bản đã tăng năm thứ 3 liên tiếp trong năm 2023, đạt mức cao kỷ lục, phản ánh các lô hàng xuất khẩu ô tô mạnh mẽ và sự ảnh hưởng của đồng yen yếu.

Xuất khẩu của Nhật Bản đạt kỷ lục trong năm 2023
Đơn hàng xuất khẩu có dấu hiệu khởi sắc

Những ngày đầu năm 2024, đơn hàng xuất khẩu tại nhiều doanh nghiệp (DN) đã tăng trở lại. Các doanh nghiệp (DN) đang nỗ lực tái khởi động, tìm cách để có thêm những đơn hàng mới trong thời gian tới nhằm ổn định sản xuất, phát triển.

Đơn hàng xuất khẩu có dấu hiệu khởi sắc

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top